Trong các bệnh lý tiết niệu, sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến và có xu hướng mắc bệnh gia tăng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân hình thành sỏi trong đường tiết niệu và giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Bạn đang đọc: Sỏi trong đường tiết niệu – Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Tìm hiểu chung về sỏi đường tiết niệu
1.1 Sỏi tiết niệu là gì?
Trong hệ tiết niệu có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi tiết niệu hình thành khi nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất cao, các tinh thể cứng trong nước tiểu nhiều và liên kết lại với nhau tạo thành khối.
Sỏi tiết niệu phần lớn là sỏi hình thành từ thận và rơi xuống niệu quản, bàng quang và niệu đạo rồi mắc kẹt lại. Sỏi tiết niệu đa dạng về kích cỡ, chủng loại, số lượng, tính chất và kết cấu:
– Sỏi có thể từ 2mm đến trên 20mm
Sỏi tiết niệu có thể đa dạng về kích thước và số lượng
– Sỏi có thể có nhiều viên và ở tại nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Một người bệnh có thể bị cả sỏi thận và sỏi niệu quản, có thể bị nhiều viên sỏi ở cùng một vị trí…
– Sỏi có thể là sỏi canci, sỏi struvit, sỏi cystin, sỏi acid uric…
– Sỏi có thể có kết cấu xù xì phức tạp, cũng có thể trơn nhẵn, cứng/mềm tùy vào chủng loại
Tình trạng sỏi tiết niệu của mỗi bệnh nhân là khác nhau và để điều trị thành công sỏi niệu, người bệnh cần thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
1.2 Biểu hiện của sỏi đường tiết niệu
Để “nhận dạng” sỏi tiết niệu, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này, bao gồm:
– Đau vùng thắt lưng, mạn sườn
– Đi tiểu khó, đi tiểu nhiều lần và ngắt quãng
– Đi tiểu buốt, bí tiểu
– Nước tiểu ngả vàng sậm, đôi khi có lẫn máu nhạt
– Căng tức dương vật
Tuy nhiên đối với bệnh sỏi tiết niệu, nếu sỏi ở giai đoạn khởi phát và kích thước còn nhỏ thì thường không có dấu hiệu đặc biệt. Người bệnh thường vô tình phát hiện ra bệnh khi thăm khám định kỳ hoặc chụp X quang, CT cơ quan lân cận.
Khi sỏi lớn và phát triển kích thước, hệ tiết niệu có những ảnh hưởng nhất định thì người bệnh mới nhận thấy dấu hiệu bất thường và điều trị, lúc này người bệnh đối diện với nguy cơ biến chứng nhất định.
2. Nguyên nhân chính gây sỏi tiết niệu
Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới sỏi tiết niệu, người bệnh cần tham khảo để phòng tránh hoặc phòng ngừa nguy cơ tái phát.
2.1 Nguyên nhân khách quan gây sỏi trong đường tiết niệu – Bệnh lý mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, làm giảm điều hòa tiết niệu và dẫn tới bệnh sỏi có thể kể đến như:
– Viêm loét dạ dày – tá tràng làm tăng lượng oxalat trong cơ thể, oxalat có thể liên kết với canxi tạo thành sỏi.
– Viêm đường tiết niệu: Hệ tiết niệu viêm nhiễm dễ khiến vi khuẩn tấn công, tạo điều kiện cho chuyển hóa ure thành amonium kết hợp với magie, phosphat tạo sỏi.
– Đường tiết niệu có bất thường hoặc bẩm sinh, di truyền như: Xốp tủy thận, u nang thận cản trở quá trình bài tiết nước tiểu…
– Tiểu đường: Tiểu đường có tính acid khiến các chất khoáng dễ kết tinh thành sỏi.
– Thừa cân, béo phì.
2.2 Nguyên nhân chủ quan gây sỏi trong đường tiết niệu
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người bệnh sỏi tiết niệu. Người bệnh sỏi tiết niệu cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây để phòng ngừa nguy cơ sỏi hình thành:
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày, cụ thể là từ 2 lít đến 3 lít nước/ ngày
– Lựa chọn thực phẩm và nguồn dinh dưỡng cân đối
– Không nạp quá nhiều oxalat và canxi vào cơ thể cùng lúc
– Hạn chế hàm lượng muối trong món ăn, tập ăn nhạt và thanh đạm hơn
– Không nên nạp quá nhiều lượng đạm động vật vào cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang nên ăn gì để hỗ trợ điều trị triệt để
Chế độ ăn uống quá nhiều đạm động vật cũng tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu
Thói quen sinh hoạt của người bệnh thiết khoa học
Một số thói quen sinh hoạt có thể tác động đến việc hình thành và phát triển sỏi như sau:
– Lười tập thể dục, lười vận động và ngồi ỳ tại chỗ thời gian dài làm giảm khả năng hấp thụ canxi vào máu dẫn đến nồng độ canxi trong nước tiểu tăng cao.
– Thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài gây tích tụ, lắng đọng nước tiểu trong cơ thể tạo sỏi.
– Thức khuya, sử dụng bia rượu, chè đặc, cà phê trong một thời gian dài
Người bệnh uống thuốc nhiều ngày
Một số dòng thuốc gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong nước tiểu khiến việc bài tiết nước tiểu gặp khó khăn, tăng nguy cơ sỏi trong đường tiết niệu, bao gồm:
– Các dòng thuốc kháng sinh
– Nhóm thuốc lợi tiểu
– Thuốc giảm đau
– Các dòng vitamin A, D
– Một số dòng thuốc điều trị HIV – AIDS…
3. Giải pháp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay
Có 3 phương pháp điều trị sỏi tiết niệu chính đang được sử dụng rộng rãi: Nội khoa(dùng thuốc), phẫu thuật lấy sỏi và tán sỏi công nghệ mới.
Điều trị nội khoa áp dụng cho trường hợp sỏi tiết niệu nhỏ, vị trí dễ đào thải và tính chất đơn giản. Các dòng thuốc được sử dụng với phương pháp này được bác sĩ chỉ định và kê đơn.
Điều trị mổ mở lấy sỏi áp dụng cho sỏi lớn, tính chất phức tạp, ngăn chặn dòng tiểu và ảnh hưởng đến chức năng hệ tiết niệu. Phương pháp này được coi là giải pháp “kinh điển” trong điều trị sỏi tiết niệu trước khi tán sỏi công nghệ cao ra đời.
Phương pháp tán sỏi tiết niệu ra đời đã khắc phục được nhiều nhược điểm của các giải pháp điều trị truyền thống. Bởi đây là công nghệ điều trị hiện đại, tiên tiến không mổ mở và hạn chế được tối đa biến chứng cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bật mí thói quen gây sỏi tiết niệu ở người trẻ tuổi
Điều trị với tán sỏi công nghệ cao khắc phục được nhiều nhược điểm của các giải pháp truyền thống.
Đồng thời, do không can thiệp “dao kéo” nên người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, chức năng cơ thể được bảo toàn và rút ngắn tối đa thời gian lưu viện. Có 4 phương pháp tán sỏi tiết niệu bao gồm:
– Tán sỏi ngoài cơ thể: không đau, không phẫu thuật, không cần nằm viện, điều trị nhanh chóng sau 30 phút
– Tán sỏi nội soi qua da: ít xâm lấn, hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh, phục hồi nhanh
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: công nghệ điều trị không đau, không có vết mổ, đảm bảo thẩm mĩ cho người bệnh và ra viện sau 24h
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: loại bỏ sỏi tiết niệu qua ống nội soi mềm và năng lượng laser từ niệu đạo nên không có vết mổ, điều trị sạch sỏi.
Để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.