Són tiểu có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy són tiểu nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị, phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể.
Bạn đang đọc: Són tiểu nguyên nhân do đâu?Điều trị són tiểu bằng cách nào?
1.Són tiểu nguyên nhân do đâu?
Són tiểu là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ với nhiều mức độ nặng nhe và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Bệnh nhân không thể kiểm soát được lúc nào mình đi tiểu đến khi tiểu ra quần họ mới biết, nhiều người bệnh nặng còn phải thưởng xuyên mang bỉm ra đường, rất khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng són tiểu có thể do một số nguyên nhân sau:
– Do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ bàng quang co bóp, đẩy nước tiểu ra ngoài bao gồm: Thuốc giảm huyết áp, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp,….
Són tiểu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
– Chứng són tiểu có thể xảy ra khi phụ nữ có thai, khi ho, hắt xì hơi, hoặc thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép lên bàng quang;
– Do mắc một số bệnh có liên quan: Lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô nhất là sau khi tắt kinh nguyệt, bị táo bón, tê liệt, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường,…;
Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu.
2.Điều trị són tiểu bằng cách nào?
Điều trị són tiểu, người bệnh cần tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân.
Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Suy thận do điều trị sỏi thận sai cách
Ho, hắt hơi có thể gây són tiểu
Nếu ho, hắt hơi,… dễ gây ra són tiểu,thì nên điều trị triệt để.
Với những bệnh nhân có triệu chứng són tiểu nghiêm trọng, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu), thuốc kháng sinh ngừa bệnh nhiễm trùng.
Với những trường hợp bệnh nhân không thích hợp với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị són tiểu.
3.Phòng ngừa triệu chứng són tiểu
Phòng ngừa triệu chứng són tiểu với những lưu ý sau:
Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu.
>>>>>Xem thêm: Tuyến giáp to cảnh báo bệnh lý quan trọng
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Đi tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu.
Chủ động thăm khám sức khỏe khi có triệu chứng són tiểu để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.