Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng – 5 tuổi. Phần lớn sốt cao co giật xảy ra là do sự tương tác phức tạp giữa nhân tố bẩm sinh di truyền với các yếu tố môi trường chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra. Vậy sốt cao co giật ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Bạn đang đọc: Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

1. Tại sao trẻ em thường bị sốt cao co giật?

Sốt là một triệu chứng chứ không phải bệnh lý. Đây là phản ứng vô cùng bình thường của cơ thể trẻ với những bệnh nhiễm trùng để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, virus. Trên thực tế, sốt là dấu hiệu có lợi cho cơ thể của trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em thường bị sốt cao co giật là do bộ não của con trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Vì vậy, thân nhiệt thay đổi đột ngột có thể kích thích bộ não của trẻ và gây ra tình trạng co giật. Trong giai đoạn tư 2 tháng – 6 tuổi, nếu trẻ bị sốt cao co giật khoảng 1 – 2 lần thì có thể gọi là lành tính.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sốt cao co giật cũng có thể xảy ra do yếu tố bẩm sinh di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử co giật thì trẻ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. 2 loại sốt cao co giật thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là:

– Co giật do sốt cao đơn thuần: Lúc này, cơn co giật xảy ra ở khắp cơ thể trẻ, thường kéo dài dưới 5 phút và chỉ xuất hiện 1 cơn giật trong vòng 24 giờ.

– Co giật do sốt cao phức hợp: Trong trường hợp này, cơn co giật xảy ra cục bộ và thường kéo dài trên 5 phút với hơn 2 cơn giật trong vòng 24 giờ.

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Sốt cao co giật là tình trạng nhiều trẻ nhỏ gặp phải

2. Biểu hiện của tình trạng sốt cao co giật là gì?

Cơn co giật thường xuất hiện khi thân nhiệt của trẻ từ 40 độ C trở lên. Nếu trẻ sốt đến 41 độ C, hầu hết 100% các bé đều sẽ bị co giật. Lúc này, trẻ có thể mất cảm giác ở tay chân, miệng và co giật trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng có thể hét lên và sủi bọt mép.

Khoảng thời gian co giật có thể diễn ra khoảng vài giây tới vài phút và thường chỉ co giật một cơn trong mỗi đợt bệnh. Ngoài cơn co giật, cơ thể của trẻ nhỏ hoàn toàn bình thường. Những trường hợp như vậy được coi là sốt co giật đơn giản và diễn tiến lành tính, được tiên lượng tốt và không cần phải điều trị đặc hiệu.

Nếu cơn co giật do sốt cao kéo dài hơn 5 phút thì được coi là bất thường. Lúc này, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ chuyên khoa Nhi xác định nguyên nhân gây sốt cao co giật. Còn với trường hợp sốt cao co giật kéo dài từ vài giây đến dưới 5 phút, trẻ nhỏ không cần thiết phải nhập viện, không cần phải kiểm tra điện não đồ và chụp X-quang.

Những triệu chứng của sốt cao co giật ở trẻ bố mẹ cần phải lưu ý là:

– Thân nhiệt của trẻ cao hơn 38,5 độ C và bắt đầu mất ý thức.

– Tay chân của trẻ bị giật hoặc lắc cả hai bên.

– Các cơ siết chặt và nhịp thở rối loạn, co giật khắp cơ thể.

– Có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như sùi bọt mép, nôn ói, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã.

Theo các bác sĩ, bố mẹ không cần phải quá lo lắng nếu trẻ nhỏ dưới 38,5 độ C, sốt không khiến bé mệt, bứt rứt khó chịu và chán ăn,…. Bởi vì đa số những trường hợp như vậy, tình trạng sốt sẽ nhanh khỏi.

Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ sốt từ 38,5 độ C trở lên, nguy cơ xảy ra co giật là có nên bố mẹ phải cho con dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sốt cao kéo dài và con sốt lại sau khi thuốc hạ sốt hết tác dụng thì bố mẹ nên cho trẻ tới cơ sở y tế uy tín gần nhất càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Những sai lầm dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Sốt cao co giật xảy ra khi thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C và con bắt đầu mất ý thức

3. Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia y tế, co giật do sốt cao không nghiêm trọng như nhiều bố mẹ vẫn nghĩ Về cơ bản, sốt cao co giật ít khi gây hại cho con vì trẻ không thể cắn lưỡi trong cơn co giật.

Khi lên cơn co giật do sốt cao, lưỡi của con không đưa ra ngoài mà thường tụt nhẹ vào trong nên nguy cơ cắn vào lưỡi là rất ít khi xảy ra. Đưa lưỡi ra bên ngoài là một hành động có ý thức và thông thường, co giật do sốt cao sẽ làm cơ cứng lại và không thể xảy ra hành động cắn lưỡi.

Tình trạng sốt cao co giật đơn thuần thường không ảnh hưởng tới não, trừ những bệnh lý khác gây ra như viêm màng não, viêm não,… Do đó, bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

>>>>>Xem thêm: Phương thức lây nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Sốt cao co giật ở trẻ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bố mẹ

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt cao co giật, bố mẹ phải nhanh chóng sơ cứu rồi đưa con tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *