Sót rau sau sinh phải làm sao?

Sót rau sau sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, có thể gây ra vô sinh hay băng huyết. Bài viết sau sẽ giúp mẹ biết cách nhận biết và xử trí sót rau sau sinh phải làm sao?

Bạn đang đọc: Sót rau sau sinh phải làm sao?

Sót rau sau sinh là gì?

Khi con chào đời là lúc giai đoạn sinh nở của mẹ kết thúc. Sau đó, bác sĩ sẽ hoàn tất khâu cuối cùng đó là lấy sản dịch và rau thai trong tử cung mẹ. Với những mẹ sinh thường thì khi mẹ “rặn”, sản dịch sẽ ra ngoài cùng. Còn bác sĩ sẽ là người giúp mẹ sinh mổ tống khứ phần sản dịch này đi.

Trong một số trường hợp, phần mô thừa của rau thai sẽ  bám vào thành tử cung mẹ và không ra ngoài được – chính là phần rau thai bị sót lại sau sinh. Tình trạng sót rau sau sinh khiến mẹ gặp nhiều biến chứng và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

Sót rau sau sinh phải làm sao?

Sót rau sau sinh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ

Phân loại hiện tượng sót rau sau sinh

Sót rau sau khi sinh có thể chia làm 3 loại:

Rau cài răng lược

Gai rau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung khiến quá trình sinh thường trở nên khó khăn hơn và thường dẫn đến băng huyết sau sinh.

Rau tiền đạo

Đây là hiện tượng bánh rau bám vào phần dưới gần mép cổ tử cung, xảy ra docác cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.

Rau bong nhưng không ra ngoài

Rau thai có thể được tách ra hoàn toàn khỏi tử cung nhưng lại bị kẹt trong cơ thể và không thể thoát ra ngoài do cổ tử cung đóng lại quá sớm.

Sót rau sau sinh phải làm sao?

Lo lắng sót rau sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến sót rau sau sinh

Có nhiều lý do dẫn đến sót rau sau sinh nhưng có 5 nguyên nhân chính như sau:

– Thứ nhất, các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.

– Thứ hai, rau thai bám toàn bộ quanh tử cung, bánh rau che kín cả cổ tử cung ngay cả khi đã mở.

– Thứ ba, rau thai dính vào vết sẹo từ lần mổ đẻ trước hoặc phẫu thuật tử cung của mẹ.

– Thứ tư, rau thai bám sâu vào thành tử cung và không thoát ra ngoài hết sau khi em bé chào đời.

– Thứ năm, một phần rau thai bị kẹt lại không thoát ra ngoài được khi cổ tử cung đóng quá sớm.

Nhận biết dấu hiệu sót rau sau sinh

Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều dấu hiệu để nhận biết sót rau sau sinh dù không dễ dàng. Trong đó phải kể đến đó là việc ra máu bất thường. Thông thường, phụ nữ sau sinh có thể bị ra dịch kèm máu kéo dài cả tháng. Tuy nhiên nếu thấy dịch ra quá nhiều và có màu đen, mùi hôi khó chịu, đau bụng âm ỉ, hoặc có biểu hiện sốt…thì có thể là triệu chứng của sót rau sau sinh. Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng trong điều trị

Sót rau sau sinh phải làm sao?

Dấu hiệu sót rau sau sinh

Sót rau sau sinh phải làm sao?

Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc dùng lá rau ngót sạch xay lấy nước uống rất tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp tử cung co bóp đẩy nhanh sản dịch và rau thai sót ra ngoài.

Tuy nhiên, bài thuốc đó cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài ra, cho con bú cũng khiến cho tử cung co bóp và có thể đẩy rau thai ra. Đôi khi chỉ cần đi tiểu cũng tạo ra áp lực kép giúp rau thai thoát ra dễ dàng hơn.

Sót rau sau sinh phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân: Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch

Cho con bú giúp đẩy nhanh sản dịch và rau thai còn sót ra ngoài

Nếu như những cách trên vẫn không thể giải quyết khi đã xác định có sót rau sau sinh, các bác sĩ sẽ nạo hút hết rau thai còn sót ra ngoài và sử dụng kháng sinh chữa các viêm nhiễm.

Thực chất không có phương pháp để phòng ngừa sót rau sau sinh triệt để nhưng chị em cũng nên thảo luận trước với bác sĩ, đặc biệt là nếu đã gặp phải tình trạng này trong những lần sinh trước.

Sót rau sau sinh phải làm sao? Hy vọng là với những thông tin cung cấp trên đây đã giúp các mẹ biết cách nhận biết và xử trí với tình trang sót rau sau sinh. Các mẹ nên bình tĩnh và tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa chứ không nên tự mình giải quyết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *