Sốt siêu vi ở trẻ là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt là ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần và không gây ra nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khó lường.
Bạn đang đọc: Sốt siêu vi ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Để giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này ngay nhé!
1. Sốt siêu vi ở trẻ là gì?
1.1 Khái niệm
Sốt siêu vi (hay sốt virus) là tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Có nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng này: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus, virus cúm,…
Sốt siêu vi (sốt virus) là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ
Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Đặc biệt, những đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Sốt siêu vi kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy theo thể trạng của trẻ và phương pháp điều trị. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi nhanh hơn và tránh gây ra các biến chứng không mong muốn.
1.2 Nguyên nhân
Trẻ bị sốt siêu vi chủ yếu bắt nguồn từ các chủng vi sinh vật khác nhau. VD: Rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus,… Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng là yếu tố khiến tế bào bạch cầu của trẻ không kịp thích ứng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng virus xâm nhập vào cơ thể.
Nguyên nhân sốt siêu vi là do các vi sinh vật gây ra nên bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm. Trong đó, hô hấp và tiêu hóa là hai con đường lây nhiễm phổ biến nhất.
Phần lớn virus có khả năng truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động như:
– Nói chuyện
– Ho
– Hắt hơi
– Sổ mũi
– Ăn phải thực phẩm nhiễm virus
Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể lây nhiễm qua đường máu thông qua các hoạt động như:
– Tiêm chích
– Quan hệ tình dục
– Mẹ truyền sang con thông qua quá trình sinh nở
Ngoài ra, các vật dụng nơi công cộng cũng có nguy cơ chứa virus và trở thành nhân tố trung gian gây bệnh. VD: Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn,…
Trẻ bị sốt siêu vi chủ yếu bắt nguồn từ các chủng vi sinh vật khác nhau
1.3 Triệu chứng
Các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh lý thông thường. Do đó, tương đối khó để phân biệt.
Trong giai đoạn mới chớm sốt, trẻ sẽ có các biểu hiện tương đối giống nhau. Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng, liên tục hoặc ngắt quãng. VD: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, sốt, viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, nổi ban,…
Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, trẻ có thể gặp phải tình trạng: Co giật, sốt cao từng cơn, hôn mê, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng,…
2. Sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, sốt siêu vi nếu được điều trị đúng cách sẽ không phải là vấn đề quá đáng ngại. Thông thường, sốt sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần và không gây nguy hiểm nhiều cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan và chăm sóc con sai cách, trẻ có thể gặp nguy hiểm bởi những biến chứng phát sinh như:
– Viêm phổi
– Viêm tiểu phế quản
– Viêm thanh quản
– Viêm cơ tim
– Biến chứng ở não
– …..
Các biến chứng này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu thấy con có các biểu hiện như co giật, hôn mê, ngủ li bì,… thì cha mẹ cần đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z
Sốt siêu vi nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
3. Làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi?
Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng biến chứng xảy ra.
– Đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra tình trạng và nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
– Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và yên tĩnh. Lấy khăn ấm vắt khô nước để lau người cho trẻ. Đặc biệt cần chú ý các vùng bẹn và nách.
– Chú ý cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên các chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.
– Khuyến khích con uống nhiều nước để bài tiết chất độc trong cơ thể và hạ sốt.
– Đối với thức ăn, nên cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt (như cháo, súp,…). Đồng thời nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa nếu trẻ không muốn ăn.
– Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
– Đồng thời theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay. Tránh để trẻ sốt quá cao dẫn tới co giật hoặc biến chứng khôn lường.
Hãy đưa trẻ đi khám ngay khi con có các biểu hiện như:
– Sốt cao liên tục trên 2 ngày, tứ chi lạnh toát, run rẩy
– Toàn thân phát ban
– Nôi ói, đau bụng
– Đi ngoài có máu hoặc phân đen
– Hay giật mình hoảng hốt
– …..
4. Biện pháp phòng ngừa
Nhìn chung, sốt siêu vi có nếu không điều trị đúng cách sẽ rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ hãy có những biện pháp chủ động phòng tránh để bảo vệ con khỏi virus gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt sốt xuất huyết, sốt phát ban, SARS-CoV-2
Phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh để bảo vệ trẻ khỏi các virus gây bệnh
Giúp con phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả bằng các biện pháp như:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho con.
– Luôn vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của các virus gây bệnh.
– Hướng dẫn con giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Hạn chế ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng,…
– Tiêm phòng đầy đủ
– Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với những đối tượng đang nhiễm bệnh.
– …..
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về sốt siêu vi ở trẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được tư vấn kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.