Sốt xuất huyết: Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

Ở giai đoạn đầu những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết thường khó nhận biết vì vậy nhiều người dễ bỏ qua. Sốt xuất huyết: bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu.

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết: Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

1. Sốt xuất huyết : Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Các bạn cần lưu ý hai yếu tố:

Sốt xuất huyết: Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

Sốt xuất huyết lây truyền qua con đường muỗi đốt

– Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh sốt xuất huyết). Nếu người bệnh có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng bị sốt xuất huyết.

– Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân):

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết 3 ngày đầu tiên:

Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp phục hồi sau tai biến cho người bệnh nhanh

Sốt xuất huyết: Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

Triệu chứng sốt xuất huyết thường sốt cao 39-40 độ

Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt trong vòng 5 phút. Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Cần đi xét nghiệm để kiểm tra.

Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói.

Nếu có các dấu hiệu trên cần sớm được thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

2. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

2.1. Cẩn thận khi bị truyền dịch

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết thường dùng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như uống thuốc hạ sốt, chườm khăn lên trán, lau người. Trong những ngày đầu bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt cần bồi phụ nước và điện giải.

Tuy nhiên người bệnh không được nóng lòng tìm đủ mọi cách để khỏi bệnh nhanh bằng việc tự ý truyền dịch. Việc làm này rất nguy hiểm vì không theo chỉ định của bác sĩ. Truyền dịch quá tải có thể làm bệnh nhân bị phù phổi. Còn nếu truyền dịch không đúng cách có thể gây sốc.  Sốc ở đây là do truyền dịch chứ không phải sốc do bệnh gây nên.

Sốt xuất huyết: Bắt bệnh từ dấu hiệu ban đầu

>>>>>Xem thêm: 6 loại thực phẩm cần bổ sung để tăng bạch cầu trong máu

Khi có triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn đầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

2.2. Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết

Phụ nữ trong thời kì thai nghén bị sốt xuất huyết rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nếu cơ thể người mẹ sốt từ 38,5 độ C trở lên và kéo dài thì mới ảnh hưởng đến em bé.

Chị em có thể áp dụng các biện pháp khống chế và kiểm soát thân nhiệt bằng cách chườm đá, dùng thuốc hạ sốt dành riêng cho phụ nữ mang thai, nới lỏng quần áo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *