Sốt xuất huyết có bị lại không và một số lưu ý

Tỷ lệ người bị sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng, bệnh dễ bùng phát thành dịch trong thời gian tới. Điều đáng nói không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh cũng như biến chứng của nó. Sốt xuất huyết có bị lại không là điều nhiều người quan tâm, câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết sau.

1. Các dấu hiệu phổ biến của sốt xuất huyết cần biết

Nếu gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy nghĩ ngay đến sốt xuất huyết:

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có bị lại không và một số lưu ý

– Sốt cao trên 39 độ, sốt liên tục và không có dấu hiệu hạ sốt

– Người mệt mỏi, li bì, đau nhức xương khớp

– Mắt mỏi, đau hốc mắt

– Xuất hiện các nốt ban đỏ dưới da, thường mọc khắp người (xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi bắt đầu sốt)

Nhiều người cho rằng bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm trong 3 ngày đầu sốt cao, bệnh bắt đầu thuyên giảm khi phát ban nốt đỏ. Trên thực tế điều này không chính xác, ngày thứ 4 tính từ khi bắt đầu sốt mới là thời điểm nguy hiểm. Đây là lúc nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Bệnh diễn biến phức tạp nên chỉ đánh giá được tình trạng qua các chỉ số xét nghiệm. Vì thế, người bệnh và người thân bệnh nhân cần theo dõi sát sức khỏe và cấp cứu nếu có các dấu hiệu bất thường.

Sốt xuất huyết có bị lại không và một số lưu ý

Sốt cao, không có dấu hiệu giảm, đau hốc mắt là dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết

2. Tìm hiểu con đường lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết để phòng tránh

Bệnh sốt xuất huyết lây khi muỗi vằn đốt người đang bị bệnh và mang virus đến đốt người khỏe mạnh. Lưu ý, bệnh không lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc thông thường với người bệnh.

Các con đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

– Phổ biến là lây bệnh do bị muỗi vằn đốt

– Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm với người bệnh

– Lây truyền tại bệnh viện thông qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm do kim tiêm, tổn thương niêm mạc.

– Có trường hợp người mẹ mang virus Dengue trong máu (mắc bệnh trong khoảng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con.

3. Chuyên gia giải đáp: Sốt xuất huyết có bị lại không?

3.1. Sốt xuất huyết có bị lại không? – Câu trả lời là có

Virus Dengue gây sốt xuất huyết có 4 dạng bao gồm D1, D2, D3, D4. Mỗi lần bạn mắc bệnh là do 1 loại Dengue xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì thế, nếu năm nay bạn đã mắc sốt xuất huyết thì năm sau hoặc sau này vẫn có thể bị lại, mỗi lần 1 dạng khác. Vì thế, theo lý thuyết, mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Tuy nhiên, số người trải qua 4 lần sốt xuất huyết rất ít, thường chỉ bị từ 2 đến 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn giúp giảm đau, ngủ ngon

Sốt xuất huyết có bị lại không và một số lưu ý

Khả năng bị sốt xuất huyết lần 2 hoàn toàn có thể xảy ra nên tất cả mọi người không được chủ quan

3.2. Sốt xuất huyết có bị lại không và cần làm gì khi mắc bệnh lần 2?

Thông thường, sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được theo dõi sức khỏe, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sốt xuất huyết lần 2 nguy hiểm hơn, biến chứng nặng hơn nên người bệnh cần nhập viện để thăm khám và điều trị phù hợp.

Khi mắc bệnh lần 2, người bệnh nên chú ý một số điều sau:

– Nên nhập viện và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

– Có chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng món bằng cách: uống nhiều nước lọc, nước trái cây, uống oreson; ăn nhiều hoa quả; ăn các món dễ tiêu, …

– Nếu người bệnh bị béo phì; mắc bệnh tiểu đường, tim mạch; phụ nữ mang thai; trẻ em; … thì cần theo dõi chặt chẽ vì dễ diễn biến phức tạp, đe dọa tới tính mạng.

4. Dấu hiệu cho biết bệnh sốt xuất huyết sắp hết

4.1. Lưu ý hết sốt không có nghĩa là đã khỏi sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết diễn tiến qua 3 giai đoạn chính bao gồm:

– Sốt

– Nguy hiểm

– Hồi phục

3 ngày đầu tiên thường là giai đoạn sốt cao; người bệnh khó hạ thân nhiệt; đau hốc mắt; đau đầu; mỏi cơ, … Người bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà vì bệnh chưa thực sự nguy hiểm. Bắt đầu từ ngày thứ 4 là thời điểm cần nâng cao cảnh giác vì bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn nguy hiểm rất nhanh. Nguyên do là vì người bệnh lúc này không còn sốt cao nên nghĩ đã khỏi bệnh, sinh ra tâm lý chủ quan, lơ là điều trị. Điều này dễ tạo điều kiện cho bệnh biến chứng cô đặc máu, tăng tính thấm thành mạch, giảm tiểu cầu, …

Lưu ý rằng, với sốt xuất huyết, khi hết sốt mới là lúc bệnh biến chuyển nặng. Giai đoạn này, biến chứng chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm. Do đó, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế thăm khám, theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh không được tự ý uống thuốc tại nhà khiến bệnh trở nặng và đe dọa tới tính mạng.

4.2. Thời điểm, dấu hiệu cho biết khỏi bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết diễn tiến nhanh với 3 giai đoạn đã đề cập ở trên và phải trải qua cả 3 giai đoạn mới có thể khỏi hẳn bệnh được. Sau thời điểm phát bệnh từ 7-10 ngày bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm, một số dấu hiệu cho thấy người bệnh sắp khỏi bao gồm:

Đỡ mệt mỏi hơn

Từ giai đoạn sốt đến giai đoạn cắt sốt cơ thể người bệnh vô cùng mệt mỏi, lừ đừ, ăn không ngon. Nếu kể từ khi mắc bệnh đến 1 tuần sau, bạn cảm nhận cơ thể bớt mệt mỏi rõ rệt, thèm ăn, ăn ngon miệng thì chứng tỏ đã sang giai đoạn hồi phục.

Sốt xuất huyết có bị lại không và một số lưu ý

>>>>>Xem thêm: Top 5 dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình cần biết

Cắt cơn sốt, thể trạng tốt hơn, ăn ngon miệng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe người bệnh dần cải thiện

Tiểu nhiều

Người bệnh sốt xuất huyết mất nước nhiều nên đi tiểu ít thậm chí không có cảm giác buồn tiểu. Khoảng 5-7 ngày sau khi sốt và điều trị phù hợp, cảm giác buồn tiểu quay lại. Người bệnh đi tiểu nhiều hơn chứng tỏ cơ thể được cấp đủ nước và bệnh sắp khỏi.

Không có nốt ban mới

Từ khi sốt, nốt xuất huyết xuất hiện dưới da ở mọi thời điểm, mọi vị trí trên cơ thể. Nốt ban gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi nốt ban xuất huyết mờ dần và không mọc mới, cảm giác ngứa ngáy giảm bớt chứng tỏ bệnh đang sắp khỏi.

Trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có bị lại không thì câu trả lời hoàn toàn là có. Vì thế, những người đã từng mắc bệnh không nên chủ quan cho rằng cơ thể mình đã có kháng thể chống lại virus. Thay vào đó, hãy luôn chăm sóc sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh lần 2.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *