Sốt xuất huyết dưới da là một triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra bởi tình trạng giảm tiểu cầu ở người bệnh.
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết dưới da: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Giải đáp các thông tin quan trọng về sốt xuất huyết dưới da
1.1 Sốt xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da là một tình trạng bên dưới da xuất hiện các vết bầm tím, các đốm chấm hoặc nốt xuất huyết màu đỏ li ti. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó có sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết dưới da là tình trạng xảy ra ở người sốt xuất huyết, và có thể tiếp tục tiến triển trở nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Sốt xuất huyết có phát ban có thể xuất hiện ở những khu vực da như là: Chân, cẳng chân, đùi, tay, nách, bụng, lưng…
1.2 Sốt xuất huyết bên dưới da xảy ra vào thời điểm nào?
Sốt xuất huyết có tình trạng xuất huyết dưới da có thể xảy ra ở cả giai đoạn sốt và giai đoạn nguy hiểm của bệnh.
– Ở giai đoạn sốt bệnh nhân bắt đầu sốt cao đột ngột và liên tục, nhiệt độ lên đến 40 độ C, bệnh nhân có thể gặp cùng lúc ít nhất 2 triệu chứng như: Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, có biểu hiện phát ban với nhiều đốm nhỏ li ti nằm dưới da. Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu tiên.
– Ở giai đoạn nguy hiểm xảy ra từ khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh nhân có thể giảm sốt hoặc vẫn tiếp tục sốt. Hình ảnh xuất huyết dưới da nhiều dần và gây ngứa khó chịu.
Trong giai đoạn này cần lưu ý nếu có các tình trạng xuất huyết khác nữa như xuất huyết niêm mạc (chảy máu lợi, chân răng, chảy máu cam, rong kinh, chảy máu âm đạo bất thường…), xuất huyết nội tạng (xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết não…) thì cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đến viện thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi đây chính là giai đoạn quan trọng bệnh có thể tiếp tục diễn biến tích cực hay đột ngột chuyển biến xấu, nguy hiểm đến tính mạng.
– Ở giai đoạn phục hồi: Tình trạng tiểu cầu của người bệnh bắt đầu đi vào ổn định, các khu vực có nốt phát ban bên dưới da dần mờ đi và biến mất hoàn toàn.
1.3 Nguyên nhân gây sốt xuất huyết bên dưới da
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus Dengue gây ra thông qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết dưới da đó là do tình trạng giảm tiểu cầu ở người bệnh có sốt xuất huyết Dengue. Giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến các tình trạng xuất huyết, máu khó đông, giảm khả năng chống lại sự nhiễm trùng.
Sốt xuất huyết ở dưới da là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue
1.4 Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết ở dưới da
Tình trạng xuất huyết dưới da là một mức độ nhẹ của bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên triệu chứng này vẫn đang nằm trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Nghĩa là bệnh nhân có thể dần mất đi các triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết (sốt cao, đau cơ, khớp, đau đầu, xuất huyết dưới da…) để khỏi bệnh, hoặc đôi khi có thể diễn biến âm thành rồi đột ngột chuyển thành biến chứng.
Những vấn đề nghiêm trọng hơn, chuyển biến nặng hơn ở người bệnh sốt xuất huyết có phát ban có thể gặp là tình trạng xuất huyết niêm mạc với các triệu chứng như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc có máu, đi tiểu ra máu, có kinh nguyệt sớm hơn… Xa hơn nữa là tình trạng xuất huyết nặng như: Xuất huyết trong cơ, phần mềm, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, xuất huyết kèm tình trạng sốc…
2. Phân biệt tình trạng sốt xuất huyết dưới da và sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh do virus gây ra với triệu chứng điển hình là sốt và nổi ban đỏ dưới da. Sốt phát ban có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, người bệnh sẽ nổi ban đỏ thường trong vòng 12-24 giờ sau sốt.
Khác với sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có sốt cao 40 độ C, phát ban có thể xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc 3 đến 7 của bệnh.
Ngoài ra một cách khác để phân biệt nốt phát ban do sốt phát ban và sốt xuất huyết đó là sử dụng tay để căng khu vực da có nghi ngờ. Ở sốt phát ban, nốt chấm đỏ sẽ mất đi và khi bỏ tay ra thì sẽ hồi phục ngay. Ngược lại đối với phát ban do sốt xuất huyết Dengue, bạn sẽ thấy khi căng da vẫn thấy chấm đỏ li ti màu đỏ không lặn đi.
3. Cần làm gì khi có sốt xuất huyết bên dưới da
Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. Đối với sốt xuất huyết dưới da, mục đích điều trị sẽ là theo dõi mức độ tiểu cầu tránh giảm xuống các mức nguy hiểm và nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh đó hỗ trợ nâng cao tiểu cầu bằng chế độ dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý nên được theo dõi, và chỉ định điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị để nhanh khỏi bệnh, hạn chế biến chứng.
3.1 Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết bên ở dưới da
– Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, K, C, D
– Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều protein, sắt… để đảm bảo cơ thể nhiều năng lượng, tăng cường đề kháng, sức lực bị mất đi do virus.
– Ngoài ra nên tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, thuốc lá…
Đặc biệt đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, việc bổ sung nước, điện giải là rất quan trọng cho cơ thể, do đó bệnh nhân nên lưu ý cố gắng uống nhiều các loại nước lọc, nước dừa, nước ép trái cây, oresol… theo lời khuyên từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU Ở NỮ GIỚI KHÔNG KHÓ
Nước dừa là một loại nước tốt dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Người bệnh có thể uống cùng nước lọc để bù nước, điện giải cho thể.
3.2 Tránh những tác động va đập bên ngoài
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, người bệnh sốt xuất huyết nên lưu ý hạn chế những tác động va đập trong cuộc sống sinh hoạt để tránh tình trạng chảy máu.
Ngoài ra để giảm thiểu những nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh, nếu nhận thấy tình trạng xuất huyết dưới da không thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.