Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em đang bùng phát mạnh ở nhiều nơi và tăng nhiều nhất ở những thành phố lớn. Bệnh có thể có biến chứng nặng, nếu không được phát hiện sớm có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị
1.Những điều phụ huynh cần biết về căn bệnh sốt xuất huyết
1.1. Khái niệm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, bị lây truyền từ loài muỗi vằn. Ở đâu có sinh sản ra muỗi vằn thì con người sống trong khu vực đó đều có khả năng bị lây nhiễm bệnh. Muỗi đốt vào người bệnh mang theo virus vào người rồi đốt sang người lành thì virus lại truyền sang cho người lành. Chính vì vậy, sự lây lan của bệnh sẽ trải rộng từ nơi này sang đến nơi khác.
Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết còn được truyền nhiễm bởi loại virus Dengue, còn được gọi là virus “đen”, một cách gọi tắt. Bệnh hiện vẫn gây ra nhiều gánh nặng về y tế cho các nước nhiệt đới vì số lượng ca bệnh tăng đột ngột. Một người có thể trải qua 4 lần bị sốt xuất huyết với 4 tuýp bệnh khác nhau.
Ở những địa phương đang trải qua mùa mưa thì tỉ lệ người mắc sốt xuất huyết sẽ tăng cao hơn so với những nơi khác. Nguyên nhân là mùa mưa rất thuận lợi cho loài muỗi vằn sinh sôi phát triển, lây lan mầm bệnh.
Cha mẹ khi nhận thấy con có dấu hiệu sốt trong thời điểm đang có dịch sốt xuất huyết thì cần nghĩ ngay đến nguy cơ con nhiễm bệnh để đưa con đến làm các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh và điều trị kịp thời.
1.2. Triệu chứng nhận biết sớm của sốt xuất huyết ở trẻ em
Biểu hiện đầu tiên của trẻ mắc sốt xuất huyết đó là trẻ bị đau đầu, nhức mỏi người, khi sốt sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ dưới da. Có trẻ có thể chảy máu cam, đi ngoài ra phân màu đen,… tùy theo giai đoạn bệnh là gì mà những biểu hiện ra bên ngoài cũng khác nhau.
– Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn virus bắt đầu xâm nhập và phát tác. Những biểu hiện ở thời điểm này thường không rõ ràng mà có thể gây nhầm lẫn với những biểu hiện của bệnh khác như sốt cao đột ngột liên tục trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà hầu như chưa có thêm dấu hiệu đặc trưng nào khác của bệnh.
– Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn chuyển biến nặng hơn, những biểu hiện cũng rõ ràng hơn. Thời điểm là từ 3 đến 7 ngày sau khi trẻ bắt đầu bị sốt. Trẻ lúc này sẽ bứt rứt, quấy khóc, khó chịu. Trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể kêu đau đầu, mỏi cơ, buồn nôn và không muốn ăn uống. Quan sát trên da trẻ bắt đầu thấy những dấu hiệu của xung huyết, hốc mắt đau nhức và có thể bị chảy máu răng, chảy máu cam, một số ít trẻ còn bị đi tiểu ra máu. Những biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này là nhiều nhất, sau đó trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục.
Tìm hiểu thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Bệnh có thể không nguy hiểm nhưng có nhiều biến chứng khó lường
– Giai đoạn 3: hồi phục. Ở thời điểm này, sức khỏe của trẻ sẽ dần tốt lên, trẻ không cảm thấy mệt mỏi nhiều nữa, bắt đầu có cảm giác muốn ăn uống, tiểu cầu tăng dần lên, các chỉ số máu cũng ổn định hơn. Tuy nhiên đây là giai đoạn có thể xuất hiện những biến chứng âm thầm và rất khó lường. Cha mẹ nên để ý đến trẻ trong giai đoạn này để kịp thời can thiệp.
1.3. Nguyên nhân bệnh
Muỗi Aedes aegypti là ổ chứa virus để lây truyền cho nhiều người. Loài muỗi này chỉ có muỗi cái mới đốt và đốt vào ban ngày. Virus Dengue có trong người bị bệnh sẽ theo vòi muỗi xâm nhập và trú ẩn trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày. Trong quãng thời gian đó, muỗi đi đốt người lành sẽ truyền virus sang cho người đó. Virus tồn tại trong cơ thể người từ 2 đến 7 ngày mà không có biểu hiện ra bên ngoài. Trong thời điểm này, nếu muỗi đốt những người này thì lại tiếp tục làm lây lan bệnh cho nhiều người nữa.
Virus có 4 chủng gây bệnh sốt xuất huyết. Trẻ có thể mắc lần lượt cả 4 chủng này. Tuy nhiên, khi đã nhiễm chủng nào thì cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch trọn đời đối với chủng đấy và trẻ sẽ không bị mắc lại lần nữa.
2. Cha mẹ lưu ý cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào?
Không phải trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết nào cũng cần nhập viện. Vẫn có nhiều trẻ bị sốt xuất huyết được điều trị tại nhà nếu tình trạng không nặng. Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
– Cha mẹ không phải người quyết định trẻ được điều trị tại nhà hay đi viện. Bác sĩ mới là người thăm khám trẻ để xác định tình trạng bệnh và quyết định trẻ có đủ điều kiện để ở nhà điều trị hay không. Cần dựa vào những yếu tố như chỉ số máu, mức độ cô đặc của máu, chỉ số tiểu cầu,v…v… Nếu những chỉ số này ở trong ngưỡng ổn, có thể chấp nhận cho điều trị tại nhà thì trẻ mới không cần nhập viện để chữa trị.
>>>>>Xem thêm: Đau ruột thừa ở trẻ em: Nhận biết và xử trí
Trẻ bị sốt xuất huyết buộc phải đến bác sĩ để thăm khám
– Trong quá trình điều trị tại nhà, bố mẹ cần tuân thủ chặt chẽ những quy định của bác sĩ trong chăm sóc trẻ. Chỉ cho trẻ uống những loại thuốc có trong đơn kê của bác sĩ. Không tự ý truyền dịch cho trẻ vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm cho trẻ.
– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước oresol hoặc nước dừa nếu trẻ không chịu uống oresol. Cũng có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả hoặc nước cháo muối đường. Nguyên tắc khi uống bổ sung nước và chất điện giải là cho trẻ uống thật từ từ, không uống hết một lúc, có thể làm trẻ bị rối loạn điện giải dẫn đến nguy hiểm.
– Với những trẻ có tiền sử bị sốt cao kèm co giật thì cha mẹ cần phải để ý bé liên tục và cho uống hạ sốt đúng thời gian quy định khi trẻ sốt quá cao.
Trong mọi trường hợp khi chăm sóc trẻ bị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, nếu có những biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
Trên đây là những thông tin cũng như cách điều trị căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo để biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ nhanh khỏi hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.