Sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh kéo dài, không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian ủ bệnh khiến nhiều người không biết mình đã vô tình mắc bệnh từ lúc nào. Vậy sốt xuất huyết ủ bệnh mấy ngày? và cần lưu ý gì khi mắc bệnh?
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết ủ bệnh mấy ngày?
1. Sốt xuất huyết ủ bệnh mấy ngày
1.1. Giai đoạn ủ bệnh – Sốt xuất huyết ủ bệnh mấy ngày?
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là lúc mà cơ thể sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại các vi khuẩn và virus.
Thông thường thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn ra trong khoảng từ 4 – 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài tới 14 ngày. Trên thực tế, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, tuổi của người bệnh và nhiễm typ virus gây bệnh nào mà gian ủ bệnh có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn.
Trong thời gian đầu mắc sốt xuất huyết, việc làm xét nghiệm cũng khó phân biệt được sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm virus khác.
Thông thường thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn ra trong khoảng từ 4 – 7 ngày
1.2. Các giai đoạn sau khi ủ bệnh sốt xuất huyết
– Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu thường bắt đầu từ ngày thứ 2 nhiễm virus và kéo dài khoảng 1 tuần. Biểu hiện thường thấy là các cơn sốt cao kéo dài liên tục và khó hạ sốt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội và 2 bên hốc mắt, đồng thời có dấu hiệu xuất huyết ở niêm mạc ngoài da.
– Giai đoạn nguy hiểm
Đây là thời điểm virus đã tồn tại lâu trong cơ thể. Nếu không bị tiêu diệt sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận… Trong trường hợp người bệnh sốc do xuất huyết sẽ xuất hiện tình trạng như vật vã, li bì, tê lạnh.
– Giai đoạn phục hồi
Kéo dài 1 vài ngày sau khi người bệnh đã trải qua được giai đoạn nguy hiểm. Lúc này bệnh nhân sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, ăn uống tốt hơn, huyết áp cũng ổn định và đi tiểu nhiều.
3. Sốt xuất huyết gây nguy hiểm không?
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh do một số nguyên nhân dưới đây:
– Bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vacxin điều trị đặc hiệu.
– Bệnh sốt xuất huyết thường được phát hiện ở giai đoạn quá muộn sau thời gian ủ bệnh kéo dài hoặc khi cơ thể đã bị mất nước quá nhiều.
– Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khiến người bệnh bị xuất huyết, giảm yếu tố đông máu, giảm tiểu cầu, suy giảm các chức năng của tạng phủ khác. Đặc biệt khi bị sốc do thoát huyết tương, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, đôi lúc không thể đo được huyết áp.
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh
4. Khi nào người bị sốt xuất huyết cần đến bệnh viện
Người bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời khi thấy một trong các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh như sau:
– Vật vã, người mệt li bì, vã mồ hôi, lạnh người, tím tái.
– Đau bụng vùng gan. Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
– Buồn nôn, nôn nhiều.
– Có biểu hiện xuất huyết niêm mạc bao gồm nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, âm đạo ra máu bất thường, rong kinh…
– Tiểu ít đi.
– Xét nghiệm máu có chỉ số Hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Trong trường hợp người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo cần phải đến bệnh viện ngay. Những người bệnh bị sốt xuất huyết đi kèm với các bệnh lý mạn tính như suy thận, suy gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, đối tượng đặc biệt phụ nữ mang thai, trẻ em…thì cần được chú ý và theo dõi sát.
Tìm hiểu thêm: Virus Zika lan rộng 16 quận huyện Sài Gòn
Trong trường hợp người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo cần phải đến bệnh viện ngay
5. Lưu ý cần biết khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Phần lớn người bệnh sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và được theo dõi quá trình điều trị tại cơ sở y tế. Do vậy bệnh nhân cần chú ý kỹ những điều sau khi điều trị tại nhà tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn:
Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong việc quá trình tự theo dõi tại nhà, đến bệnh viện làm xét nghiệm theo lịch hẹn.
Trong trường hợp người bệnh sốt cao từ 39 độ C trở lên, bệnh nhân hãy uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn, mặc quần áo rộng rãi và lau người bằng nước ấm. Chỉ được dùng paracetamol với liều dùng từ 10 – 15mg/kg cân nặng/lần. Ví dụ đối với người 50kg thì uống 1 viên paracetamol 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 3000mg/ngày.
– Tuyệt đối không được tự ý dùng aspirin, ibuprofen, analgin để điều trị vì có thể gây tình trạng xuất huyết.
– Bù nước bằng cách uống Oresol theo chỉ dẫn, có thể bổ sung thêm nước cam, nước chanh…
– Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào thì cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Những việc không nên làm khi bị gãy xương cánh tay
Bù nước bằng cách uống Oresol theo chỉ dẫn, có thể bổ sung thêm nước cam, nước chanh…
6. Cách hỗ trợ phòng ngừa sốt xuất huyết?
Hiện nay do chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin để ngăn ngừa tình trạng này. Do vậy bản thân mỗi người cần có ý thức phòng chống muỗi đốt, đồng thời đây cũng là giải pháp chính để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Các phương pháp phòng tránh muỗi đốt như sau:
– Khi ngủ luôn nằm màn để tránh muỗi đốt.
– Bôi kem chống muỗi.
– Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa để môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp.
– Không để các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà hoặc nếu có thì phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước tồn đọng.
– Đồng thời cần phối hợp với chính quyền để phun thuốc muỗi phòng chống dịch.
Trên đây là thông tin để giải đáp cho thắc mắc “Sốt xuất huyết ủ bệnh mấy ngày?” cùng một số lưu ý giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Hiện nay y học vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này, do vậy mỗi người cần chủ động hơn trong việc phòng chống. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.