Đặt stent mạch vành là cách hiệu quả để tăng cường máu tới tim, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Bạn đang đọc: Stent mạch vành là gì và quy trình thực hiện
1. Stent mạch vành là gì?
Stent là một lưới kim loại nhỏ, được đưa vào khu vực mạch vành tắc nghẽn. Khi được đặt đúng vị trí, bóng thu nhỏ trong stent sẽ được nong ra và mở rộng lòng mạch. Thông qua biến pháp này máu được lưu thông dễ dàng hơn.
Stent mạch vành giúp mở rộng lòng mạch cho máu lưu thông dễ dàng
Đặt stent là thủ thuật được bác sĩ chỉ định để điều trị các ca bệnh mạch vành hoặc các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp. Can thiệp này giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng tức ngực, khó thở, buồn nôn, cải thiện lưu lượng máu di chuyển đến tim, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.
2. Các loại stent mạch vành
Hiện nay có nhiều loại stent được sử dụng trong phẫu thuật đặt stent mạch vành như:
– Stent kim loại thường: Loại stent này chi phí rẻ, chỉ khoảng 15 – 20 triệu. Tuy nhiên, hiện nay loại này ít được sử dụng do nguy cơ tái tắc nghẽn mạch vành sau đặt stent khá cao.
– Stent phủ thuốc: Đây stent kim loại được phủ thêm 1 lớp thuốc để hạn chế hình thành sẹo tại vị trí đặt. Với loại này, tỷ lệ tái hẹp sau đặt stent giảm 20 – 30% so với stent kim loại thường. Giá của loại stent này cũng cao hơn (từ 35-45 triệu) và người bệnh cần dùng thuốc chống đông thường xuyên sau đặt.
– Stent tự tiêu hay còn gọi là stent sinh học: Stent tự tiêu làm bằng vật liệu tan tự nhiên, giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông sau đặt. Tuy vậy, loại stent này có mức giá khá cao, vào khoảng 55 – 65 triệu.
– Stent trị liệu kép: Đây là loại stent mới nhất, có giá thành cao nhất. Đây là loại stent có nhiều ưu điểm nhất. Loại stent này là sự kết hợp các điểm mạnh của stent tự tiêu và stent phủ thuốc. Vì vậy, stent trị liệu khép có khả năng điều trị bệnh và chống tái tắc nghẽn mạch vành cao hơn.
3. Lúc nào cần đặt stent mạch vành?
Đối với bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp tính, đặt stent là phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Dù vậy, đây không phải là phương pháp phù hợp với tất cả bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm của liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Không phải bệnh nhân tắc mạch vành nào cũng được chỉ định đặt stent
Một số trường hợp tắc nghẽn mạch vành đến 80% nhưng chưa cần đặt stent. Tuy nhiên, có trường hợp chỉ tắc nghẽn 40% nhưng đã phải đặt stent. Đó là do các mảng xơ vữa mềm có nguy cơ vỡ ra làm hình thành cục máu đông, dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Để chẩn đoán tình trạng bệnh và xem xét đặt stent hay không, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm tim, chụp mạch vành xóa nền, điện tâm đồ, thử nghiệm gắng sức… Do vậy, khi có dấu hiệu bệnh cần thăm khám đầy đủ để được chẩn đoán kịp thời và điều trị phù hợp.
4. Quy trình đặt stent mạch vành
Trước khi đặt stent, bác sĩ sẽ thực hiện nong mạch vành để chuẩn bị đưa stent vào động mạch. Phương pháp này không gây đau và người bệnh không cần gây mê khi thực hiện.
Khi bắt đầu, bệnh nhân sẽ được gây tê tại khu vực đặt stent. Sau đó, bác sĩ đưa ống thông từ mạch máu ở tay hoặc bẹn đến động mạch vành bị tắc. Một bóng nhỏ sẽ được trượt lên sợi dây dẫn và dẫn đến đoạn mạch bị hẹp, sau đó bơm phồng để mở rộng chỗ hẹp.
Trong quá trình nong mạch, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật soi chụp huỳnh quang. Một loại tia X tương tự như tia X chụp X-quang phổi giúp bác sĩ dễ dàng tìm thấy vị trí tắc nghẽn ở lòng động mạch vành.
Xác định được vị trí tắc mạch, bác sĩ sẽ đưa bóng ra và luôn stent vào bên trong. Trong stent có chứa một bóng thu nhỏ để bung ra giúp stent áp sát thành mạch. Sau khi cố định vị trí stent, bóng được làm xẹp và rút ra từ từ.
Bước cuối, bác sĩ sẽ ống thông ban đầu, tiến hành băng ép động mạch và kết thúc quá trình đặt stent.
5. Đặt stent có giúp chữa khỏi bệnh không?
>>>>>Xem thêm: Cách đo điện tâm đồ đúng và những lưu ý
Phương pháp đặt stent được bác sĩ chỉ định ở một số bệnh nhân nhất định
Đặt stent không thể chữa dứt điểm bệnh. Sau can thiệp, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái tắc mạch vành. Tuy nhiên, phương án này sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và phù hợp với một số bệnh nhân cụ thể như:
– Người bệnh bị tái tắc mạch vành ngay trên stent đã đặt.
– Xuất hiện cục máu đông ở stent làm bịt kín mạch vành gây nên các cơn đau tim.
– Tắc hẹp ở nhiều vị trí trên động mạch vành.
Thời gian tái tắc hẹp không cố định. Có thể duy trì từ 6 – 12 tháng hoặc lên đến 15 – 20 năm sau can thiệp phụ thuộc vào quá trình điều trị sau đặt stent của bệnh nhân.
6. Biến chứng có thể gặp
6.1. Các biến chứng
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ 1-2% rủi ro có thể xảy ra sau khi đặt mạch vành. Đây là một con số khá thấp. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý một số biến chứng có thể xảy ra sau lắp đặt stent mạch vành như:
– Chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu khu vực đặt stent
– Dị ứng thuốc cản quang
– Hình thành cục máu đông trong stent cần được cấp cứu ngay
– Rối loạn nhịp tim
– Vỡ, tắc động mạch vành
– Tổn thương thận do ảnh hưởng từ thuốc cản quang
– Có nguy cơ đột quỵ
– Tắc mạch não, mạch quay, mạch đùi…
6.2. Lưu ý sau khi đặt stent mạch vành
Sau phẫu thuật đặt stent, người bệnh cần ở lại viện để bác sĩ theo dõi các biểu hiện trong một thời gian nhất định. Sau khi đặt stent một tuần, bệnh nhân đã có thể quay lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Các bạn cần lưu ý uống nhiều nước, tránh tập thể dục cường độ cao hoặc lao động nặng sau khi đặt stent. Hầu hết bệnh nhân phải dùng aspirin hàng ngày, có thể kết hợp với một số loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng 3 tháng cho đến 1 năm.
Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, không hút thuốc, vận động nhẹ nhàng để giảm tối đa nguy cơ biến chứng sau đặt stent.
Mỗi năm, phương pháp đặt stent mạch vành hỗ trợ hàng triệu người bệnh lưu thông máu đến tim dễ dàng hơn, giảm tình trạng đau thắt ngực và nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được thủ thuật này. Bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.