Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Để hiểu rõ hơn về hành trình của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày, các bạn hãy tham khảo bài biết dưới đây của chúng tôi.
Bạn đang đọc: Sự hình thành và phát triển của thai nhi
1. Giai đoạn 1: thụ tinh
Quá trình thụ tinh xảy ra khi tình trùng gặp trứng. Lúc này, cấu tạo di truyền họ đã hoàn thành, bao gồm và giới tính của thai nhi. Khoảng sau 3 ngày, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con và bắt đầu làm tổ tại tử cung.
>> Tìm hiểu: Trứng và tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung?
Ở mỗi giai đoạn thai nhi sẽ phát triển khác nhau
2. Giai đoạn 2: từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8
Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8. Phôi thai có kích thuớc chỉ khoảng 1,5cm nhưng xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã dần được hình thành. Đặc biệt, khi được 8 tuần tuổi, thai nhi đã có tim thai và bắt đầu hoạt động, hệ thần kinh cũng như não bộ phát triển rất nhanh chóng. Bên cạnh đó mí mắt, đôi tai, ngón tay, ngón chân cũng đang được định hình, các cơ quan nội tạng phát triển mạnh mẽ. Quá trình hình thành thai nhi trong giai đoạn này được xem là quan trọng nhất, bởi các bộ phận đã đầy đủ.
3. Giai đoạn 3: tuần thứ 9
Bước sang tuần thứ 9, đầu thai đã có trán, mầm răng đã được định vị, thân hình bắt đầu thẳng, phần đuôi “nòng nọc” cũng sẽ không con. Tuy nhiên, các bộ phận, tai mũi, môi và xương vẫn còn sơ khai để tạo nên khuôn mặt của thai nhi. Quan trọng hơn, tim thai đã hình thành 4 ngăn hoàn chỉnh và có nhịp đập khoảng 180 lần/phút nhanh gấp 4 lần người trưởng thành.
Ở tuần thứ 9 mí mắt của bé đã xuất hiện
4. Giai đoạn 3: tuần thứ 10
Trong tuần thứ 10 bé đã có tạo hình hoàn chỉnh gồm cằm, trán cao và chóp mũi, đôi mắt cũng phát triển nhưng vẫn nhắm chặt. Tay và chân bắt đầu cử động, các ngón tay ngón chân được định hình, móng cũng mọc dài ra. Khi này tim của bé đã bắt đầu bơm máu đi nuôi khắp cơ thể. Cơ quan sinh dục cũng dần xuất hiện.
5. Giai đoạn 4: Tuần thứ 11-12
Tuần thứ 11-12 mẹ bầu đã có thể ngắm nhìn con yêu của mình lần đầu tiên bằng hình ảnh siêu âm. Mẹ có thể yên tâm hơn vì những đe dọa sẩy thai sớm cũng được giảm thiểu.
>> Tham khảo: 7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai
6. Giai đoạn 5: Tuần thứ 13-16
Giai đoạn này, em đã đã có ngón tay và dấu vân tay, ngón chân, mặc dù chưa mở được nhưng mắt đã có nhảy cảm với ánh sáng. Xương nhỏ ở tai trở nên cứng hơn và có thể nghe được tiếng động.
7. Giai đoạn 6: Tuần thứ 17-20
Ở thời điểm này thai nặng gần 300g và dài khoảng 15cm, bé đã biết mút ngón tay, ngáp hay nhăn mặt. Bên cạnh đó, bé đã có thể hấp thu canxi và mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy mẹ bầu cần tích cực bổ sung thêm nhiều canxi hơn.
Tìm hiểu thêm: Cung cấp kiến thức về sàng lọc ung thư vòm họng
Ở tuần thứ 20, bé đã cảm nhận được thế giới bên ngoài bụng mẹ
8. Giai đoạn 7: Tuần thứ 21-24
Bé đã biết phản ứng lại với âm thanh bằng cách cử động hoặc tăng nhịp tim. Quá trình hình thành thai nhi hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của các giác quan cũng như vị giác khi bé được 22 tuần tuổi. Đặc biệt, thời gian này, mắt của thai nhi đã bắt đầu mở.
9. Giai đoạn 8: Tuần thứ 25-28
Đến giai đoạn này, tất cả các bộ phận của cơ thể hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển mạnh về chiều cao cũng như cân nặng. Vì thế mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, da của bé không còn trong suốt mà trở nên đục hơn và giống da khi em bé được sinh ra. Thời gian này, người mẹ cũng cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi cơ khỏe mạnh hay không.
10. Giai đoạn 9: Tuần 29-32
Bước sang tuần 29-32, thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm nhận được các cơn co dạ con, những cơn co này thường không gây đau. Tuy nhiên, nếu bị đau cần đến khám bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Trong tuần thứ 31, 32 thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng, tối. Bên cạnh đó, não của bé phát triển khá lớn với lớp chất béo bảo vệ bao bọc các sợi thần kinh.
>>>>>Xem thêm: Khái quát chung về các giai đoạn ung thư dạ dày
Thực hiện siêu âm sẽ giúp mẹ biết được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn
11. Giai đoạn 10: Tuần 33-36
Ở giai đoạn này, thai đã có hình dáng hoàn chỉnh, phần đầu phát triển cân đối với thân hình. Mắt của bé giờ đây đã có thể khép mở liên tục và trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Lúc này, người mẹ có cảm giác ăn no nhanh hơn do bào thai chèn ép dạ dày, vì vậy mẹ nên ăn thành nhiều bữa bất cứ khi nào cảm thấy đói.
12. Giai đoạn 11: tuần thứ 37-40
Đây là thời điểm cuối cùng để bé tập trung tăng trưởng trọng lượng của cơ thể. Đồng thời mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cho sự chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian này.
Trên đây là sự hình thành và phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Hy vọng với tất cả những chia sẻ trên đây có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về sự lớn lên của em bé trong bụng mình. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm
>> Những điều mẹ chưa biết về thai giáo
> Cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.