Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là hai thủ thuật phổ biến được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thủ thuật này. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Sự khác biệt giữa gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống
1. Công dụng của gây tê trong sản khoa
Quá trình chuyển dạ và sinh con của phụ nữ gây ra những cơn đau. Gây tê là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực sản khoa, đem lại những lợi ích nhất định giúp phụ nữ giảm đau và giảm thiểu các biến chứng trong quá trình sinh con, điển hình có thể kể đến như:
– Giúp phụ nữ giảm đau trong quá trình sinh: Thuốc gây tê sẽ giúp sản phụ giảm những cơn đau khi chuyển dạ và trong suốt quá trình sinh để chị em có đủ sức khỏe và sự tập trung trong khi sinh nở, giúp bé ra đời được nhanh chóng hơn.
– Hạn chế nguy cơ biến chứng khi sinh: Khi được gây tê, chị em sẽ giảm thiểu các biến chứng khi sinh như rách cơ hoặc rách âm đạo,…
– Mẹ tỉnh táo trong quá trình sinh: Khi gây tê, sản phụ vẫn tỉnh táo giúp hạn chế những nguy hiểm khi sinh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Gây tê ngoài màng cứng/tủy sống giúp phụ nữ sinh nở dễ dàng hơn
2. Phân biệt hai thủ thuật tiêm tê này thế nào?
Có thể thấy, hai kỹ thuật gây tê này có những ưu điểm vượt trội giúp phụ nữ sinh nở an toàn và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không ít chị em thường nhầm lẫn giữa hai thủ thuật. Cùng tìm hiểu đâu là sự khác biệt giữa hai phương pháp gây tê này nhé.
2.1. Thế nào là gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống?
Tiêm tê ngoài màng cứng còn được biết đến là phương pháp “đẻ không đau”, thực hiện bằng cách bác sĩ tiêm thuốc tê vào khoang ngoài của màng cứng ở vùng thắt lưng. Kỹ thuật này sẽ làm ức chế dẫn truyền thần kinh tại vùng nhất định trên cơ thể khiến sản phụ giảm đau hiệu quả khi vượt cạn.
Gây tê tủy sống là kỹ thuật thường dùng trong sinh mổ. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào dịch tủy sống. Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, thuốc tê sẽ tác dụng vào các dây thần kinh làm tê liệt bộ phận cơ thể khiến phụ nữ không còn cảm giác đau đớn trong quá trình mổ.
2.2. Quy trình thực hiện gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống
Tiêm tê ngoài màng cứng: Kỹ thuật này được thực hiện khi cổ tử cung đã mở từ 3-8 cm. Các bác sĩ sẽ để mẹ bầu nằm nghiêng uốn cong lưng, tiến hành sát khuẩn tại vùng thắt lưng. Tiếp đó, một ống thông catheter được đặt qua một kim chuyên dụng. Thuốc tê sẽ được truyền qua ống catheter trong suốt quá trình sinh nở để giảm đau và sản phụ sẽ cảm nhận được cơn đau trong vòng 4-6 tiếng sau khi sinh.
Đối với tiêm tê tủy sống: Để gây tê tủy sống, các bác sĩ sẽ để sản phụ nằm nghiêng cong lưng thoải mái. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí cần tiêm và sát khuẩn vùng tiêm, chuẩn bị thuốc tê cần thiết. Bác sĩ thực hiện tiêm thuốc tê vào vùng khoang dưới nhện, gần tủy sống. Thuốc tê này sẽ làm gây tê và giảm đau cho phần thân dưới để phụ nữ sinh dễ dàng hơn.
3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý về hai thủ thuật tiêm tê này
Mặc dù sở hữu những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên hai thủ thuật tiêm tê này cũng có trường hợp chống chỉ định và các tác dụng phụ mẹ bầu cần nắm rõ.
3.1. Đối với tiêm tê ngoài màng cứng
Các trường hợp không được áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng mà mẹ bầu cần chú ý:
– Bị dị ứng với thành phần trong thuốc gây tê: Nếu mẹ gặp trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp giảm đau phù hợp khác để sản phụ sinh nở dễ dàng hơn.
– Phụ nữ mắc bệnh tim mạch: Nếu bạn gặp các vấn đề tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim,… thì không nên tiêm gây tê ngoài màng cứng vì có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
– Sử dụng thuốc trị bệnh đông máu: Điều này khiến sản phụ dễ bị chảy máu, không đảm bảo an toàn nếu gây tê.
– Sản phụ bị viêm nhiễm vùng lưng.
Khi tiêm tê ngoài màng cứng, phụ nữ cũng có thể gặp các tác dụng phụ thường thấy như:
– Hạ huyết áp, chóng mặt.
– Bị đau lưng.
– Có thể bị đau đầu nếu màng cứng vô tình bị rách.
– Ngứa râm ran dưới da.
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ không kéo dài quá 2-3 ngày. Quá trình gây tê ngoài màng cứng cần được thực hiện bởi các bác sĩ giàu chuyên môn và điều kiện môi trường y tế đảm bảo để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
3.2. Đối với tiêm tê tủy sống
Trong các trường hợp sau phụ nữ sẽ không được sử dụng phương pháp gây tê tủy sống:
– Phụ nữ bị các bệnh tim mạch.
– Gặp chấn thương tại vùng tủy sống.
– Bị dị ứng với chất trong thuốc gây tê.
– Phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc gây tê khác ví dụ như anesthetics. Sử dụng đồng thời các loại thuốc gây tê sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ và quá trình mổ.
Tìm hiểu thêm: Cường kinh là gì: Nguyên nhân và cách khắc phục
Phụ nữ cần lưu ý các trường hợp chống chỉ định tiêm tê tủy sống
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi áp dụng phương pháp này:
– Buồn nôn
– Tụt huyết áp: Mẹ có thể bị tụt huyết áp sau khi gây tê tủy sống.
– Rối loạn nhịp tim: Nếu gặp triệu chứng này, chị em cần thăm khám ngay để tránh nguy cơ ngừng tim.
– Nguy cơ nhiễm trùng: Biến chứng này khá hiếm gặp nhưng sẽ gây tổn thương thần kinh cho phụ nữ.
Tiêm tê tủy sống có thể gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, chị em cần kiểm tra kỹ các trường hợp chống chỉ định và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện thủ thuật gây tê an toàn, tránh các hậu quả đáng tiếc.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Bác sĩ tại Thu Cúc TCI đang gây tê cho sản phụ
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín của nhiều chị em trong suốt thai kỳ và quá trình sinh nở. Các y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm từ TCI sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi thực hiện tiêm tê, đồng thời theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình sinh để sản phụ vượt cạn an toàn và thoải mái. Cơ sở vật chất hiện đại cùng dịch vụ chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé cũng là ưu điểm khiến TCI là người bạn đồng hành tin cậy của vô vàn các bà mẹ.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp gây tê phổ biến khi sinh nở cũng như những điều mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng các thủ thuật gây tê này. Để được giải đáp thắc mắc, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp thắc mắc và đặt lịch thăm khám nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.