Sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão

Kính viễn thị và kính lão có một vài đặc điểm tương đồng khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng TCI tìm hiểu và phân biệt được sự khác nhau của hai loại mắt kính này nhé!

Bạn đang đọc: Sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão

1. Làm rõ sự khác nhau giữa viễn thị và lão thị

1.1 Khác nhau về biểu hiện

– Viễn thị là tình trạng khiến người mắc phải chỉ nhìn rõ các vật ở xa, trong khi các vật ở gần trở nên mờ, nhòe và không rõ nét có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua những triệu chứng này, vì họ không nghĩ rằng viễn thị cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ và thậm chí trẻ em.

Sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão

Sự điều tiết của mắt để cố gắng nhìn rõ thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn.

– Lão thị thường được coi là biểu hiện của người cao tuổi, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng thường gặp là hạn chế tầm nhìn gần, với tầm nhìn xa không bị ảnh hưởng nhiều. Mắt của người lão thị có khả năng điều tiết kém, yếu và thường gặp tình trạng chảy nước mắt không kiểm soát.

1.2 Khác nhau về đối tượng mắc phải

– Viễn thị có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Nguy cơ mắc viễn thị cao hơn ở những người có tiền sử di truyền, thói quen nhìn xa trong thời gian dài và tiền sử bệnh lý mắt hoặc bệnh lý toàn thân khác…

– Lão thị thường gặp ở người trung niên từ 40 tuổi trở lên. Nguy cơ mắc lão thị cao hơn ở những người có tiền sử bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, tim mạch… Là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến cho cho thể thủy tinh suy yếu dần

Ở trẻ sơ sinh, mắt thường có kích thước nhỏ, trục trước sau ngắn, dẫn đến phần lớn trẻ bị viễn thị. Khi bé lớn lên, mắt sẽ phát triển theo sự phát triển của cơ thể, và độ viễn thị sẽ giảm dần. Khi hình ảnh thu được ở võng mạc trở nên đúng, mắt không còn tiếp tục tăng trưởng và trở lại trạng thái bình thường. Trẻ em bị viễn thị là do mắt không phát triển vì một nguyên nhân nào đó.

1.3 Khác nhau về nguyên nhân

– Viễn thị xảy ra do hình dạng giác mạc quá dẹt hoặc trục trước sau của cầu mắt quá ngắn, làm cho các tia sáng đi vào mắt không hội tụ tại một điểm trên võng mạc, mà thay vào đó hội tụ ra sau võng mạc. Tình trạng này có thể do yếu tố di truyền, chấn thương hoặc thói quen sinh hoạt khác gây sai lệch về khúc xạ trong mắt.

Tìm hiểu thêm: Quy trình cắt kính cận đạt chuẩn bao gồm các bước nào?

Sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão

Quy trình kiểm tra thị lực trước khi cắt kính viễn tại quầy kính mắt TCI

– Lão thị thường xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Nguyên nhân chính của lão thị chưa được xác định rõ ràng, nhưng chuyên gia cho rằng đa phần là do sự xơ cứng của thủy tinh thể. Sự xơ cứng này làm giảm sự đàn hồi và mất tính linh hoạt của thủy tinh thể, làm giảm khả năng điều tiết của mắt. Kết quả là mắt gặp khó khăn khi nhìn gần. Lão thị thường xảy ra khi người bước vào giai đoạn tuổi cao và có thể liên quan đến các thay đổi sinh lý trong cơ thể.

1.4 Khác nhau về cơ chế hoạt động

– Người mắc viễn thị luôn phải điều tiết mắt để nhìn rõ sự vật dù cho nhìn gần hay nhìn xa.

– Người bị lão thị chỉ cần điều tiết mắt để nhìn rõ sự vật ở gần, còn ở tầm nhìn xa thì không phải điều tiết.

2. Viễn thị và lão thị có thể dùng chung kính không?

Chính vì bản chất của viễn thị và lão thị đã khác nhau do đó cần sử dụng đúng mắt kính riêng biệt phù hợp với tình trạng mắt của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện tầm nhìn hiệu quả, kiểm soát tình trạng mắt tránh cho mắt trở nên tăng độ và gặp các biến chứng nguy hiểm.

– Kính viễn thị là một loại kính có thấu kính lồi, giúp điều chỉnh sự khúc xạ của ánh sáng để hội tụ tại một điểm trên võng mạc, giúp người viễn thị có thể quan sát rõ ràng các vật thể xung quanh. Đối với những người bị viễn thị ở mức độ từ 2 độ trở lên, đeo kính viễn thị thường xuyên giúp giảm thiểu việc điều tiết của mắt và hạn chế tình trạng gia tăng về độ cận thị.

– Ngược lại, kính lão thị được thiết kế dành riêng cho những người gặp vấn đề về thị lực khi tuổi già. Kính lão thị thường có thấu kính hội tụ, giúp hỗ trợ tầm nhìn và giảm mệt mỏi của mắt trong các hoạt động hàng ngày. Trong trường hợp lão thị là vấn đề thị lực duy nhất, người bị lão thị chỉ cần sử dụng kính đọc sách để hỗ trợ tầm nhìn trong các hoạt động yêu cầu sự lấy nét xa gần. Tuy nhiên, nếu lão thị đi kèm với cận thị hoặc loạn thị, việc sử dụng kính đa tròng là cần thiết để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thị lực của người bị lão thị.

Sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão

>>>>>Xem thêm: Cắt kính viễn thị ở đâu tốt và những lưu ý khi cắt kính viễn

Bạn có thể ghé quầy kính mắt TCI để chọn được dòng kính viễn thị/ kính lão ưng ý.

Việc sử dụng kính đa tròng sẽ là giải pháp tối ưu cho người bị lão thị bởi không chỉ giúp cho người bị lão thị có thể nhìn tốt ở các khoảng cách mà còn tiện lợi và tiết kiệm khi thay thế hiệu quả cho cả kính nhìn xa và kính nhìn gần. Kính đa tròng còn đáp ứng tính thẩm mỹ khi không có vạch ngăn cách như ở kính hai tròng.

3. Địa chỉ cắt kính viễn thị và kính lão ở Hà Nội

Tại Hà Nội, bạn có thể ghé đến quầy kính mắt TCI có địa chỉ tại Tầng 1, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI (số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội). Đây là một trong những cơ sở kính mắt uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm kính viễn, kính lão và các dòng kính khác với giá hợp lý. Với mỗi sản phẩm của chúng tôi, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng như đa dạng các kiểu dáng cho bạn chọn lựa. Điều khiến cho khách hàng luôn tin chọn kính mắt TCI là bởi đến đây, khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám với quy trình đạt chuẩn y khoa, chẩn đoán cụ thể tình trạng mắt giúp cho việc cắt kính được chính xác và hiệu quả. Chuyên gia kính mắt TCI cũng sẽ tư vấn tận tình để bạn chọn được sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất cho bản thân.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa kính viễn thị và kính lão, hy vọng sẽ hữu ích với bạn trong việc chọn lựa mắt kính cho mình. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với quầy kính mắt TCI để được chuyên gia kịp thời hỗ trợ và tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *