Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không thể bàn cãi đối với sức khỏe của phụ nữ. Trong bài viết này TCI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vacxin và những lưu ý cần biết khi quyết định tiêm vacxin này.

Bạn đang đọc: Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

1. Giới thiệu về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) là một trong những thành tựu nổi bật của lĩnh vực y tế hiện đại, được phát triển để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại vacxin này đã đánh dấu một bước đột phá trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm.

Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung thường được gắn liền với virus HPV (Human Papillomavirus), đặc biệt là các chủng virus HPV có nguy cơ cao như 16 và 18. Vacxin HPV hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV. Khi cơ thể tiếp xúc với virus thực tế, nó đã có khả năng tự vệ bằng cách tiêu diệt virus nhanh chóng và hiệu quả, từ đó ngăn chặn sự nhiễm virus và phát triển của ung thư.

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung giúp đánh bại một trong những kẻ thù chính của sức khỏe phụ nữ trên toàn thế giới. Phụ nữ trong độ tuổi khuyến nghị nên thực hiện tiêm vacxin HPV này để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

2. Tại sao chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung lại quan trọng?

2.1. Phòng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa phổ biến thứ hai ở phụ nữ, và thường xuất hiện ở những phụ nữ trên 30 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là virus HPV, một loại virus có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm trước khi gây ra bệnh. Trong số 9 chủng virus HPV nguy cơ cao, 2 chủng 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO). Phụ nữ nhiễm cả hai chủng này có nguy cơ phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao gấp hàng chục lần so với phụ nữ không nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Dịch cúm A H5N1: Nguy hiểm và khó nắm bắt

Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung đang có sự gia tăng ở những người trẻ, bao gồm cả những người chưa từng có quan hệ tình dục. Chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung tính đến thời điểm hiện tại là biện pháp hiệu quả và an toàn để phòng ung thư cổ tử cung, bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

2.2. Phòng các bệnh khác do HPV gây ra

Virus HPV chủ yếu lây từ người này sang người khác qua đường tình dục. Ngoài bệnh ung thư cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân top đầu gây ra nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư âm hộ, âm đạo, miệng, hầu họng, ….. và bệnh khác như mụn cóc (sùi mào gà).

Việc tiêm vacxin này đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân khỏi những căn bệnh này và ngăn ngừa lây truyền virus HPV trong cộng đồng.

3. Lịch tiêm vacxin và những lưu ý cần biết khi tiêm phòng

3.1. Lịch tiêm HPV

Hiện nay, ở Việt Nam, có hai loại vacxin được sử dụng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV là Gardasil và Gardasil 9.

Việc tiêm vacxin HPV càng sớm, đặc biệt là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục, sẽ giúp cơ thể phản ứng miễn dịch tốt hơn. Phác đồ tiêm vacxin thường gồm 2-3 liều tùy theo loại vacxin và độ tuổi bắt đầu tiêm. Dưới đây thông tin cơ bản về lịch tiêm vacxin HPV cho hai loại vacxin phổ biến:

Loại vacxin Gardasil (Mỹ):

– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: Sau mũi 1 là 2 tháng.

– Mũi 3: Sau mũi 2 là 4 tháng.

Loại vacxin Gardasil 9 (Mỹ):

* Người từ 9 đến dưới 15 tuổi:

– Phác đồ 2 mũi: Mũi 1 lần đầu, mũi 2 sau 6 – 12 tháng kể từ mũi 1.

– Phác đồ 3 mũi: Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít hơn 5 tháng, cần tiêm mũi 3 ít nhất sau 3 tháng kể từ mũi 2 và điều kiện 3 mũi cần tiêm trong vòng 1 năm

* Người từ 16 đến dưới 27 tuổi:

– Phác đồ 3 mũi: Mũi 1 lần đầu, mũi 2 sau 2 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 sau 4 tháng kể từ mũi 2.

– Phác đồ tiêm nhanh: Mũi 1 lần đầu, mũi 2 sau 1 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 sau 3 tháng kể từ mũi 2 và điều kiện các mũi cần tiêm trong 1 năm.

Lưu ý rằng việc tiêm vacxin HPV cần tuân thủ lịch tiêm phòng để đảm bảo hiệu quả tốt đa. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết lịch tiêm cụ thể dành cho bạn hoặc cho con cái của bạn, vì lịch tiêm có thể thay đổi tùy theo tình hình cá nhân.

3.2. Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Vacxin HPV là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh khác gây ra bởi virus HPV. Nó được coi là một vacxin quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và nam giới. Khi bạn chuẩn bị tiêm vacxin HPV, có một số điều quan trọng mà bạn cần biết và xem xét để đảm bảo an toàn tiêm chủng:

– Độ tuổi thích hợp: Vacxin HPV thường được khuyến nghị cho trẻ em từ 9 đến 26 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc con cái của bạn đã vượt qua độ tuổi này, vẫn có thể tiêm vacxin theo chỉ định của bác sĩ.

Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Các loại vacxin cần tiêm cho người lớn và địa chỉ tiêm chủng

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến nghị cho trẻ em từ 9 đến 26 tuổi

– Không cần làm xét nghiệm trước khi tiêm: Nếu bạn nằm trong độ tuổi chỉ định tiêm vacxin, không mang thai, không dị ứng với thành phần của vacxin, và không mắc các bệnh cấp tính, bạn đủ điều kiện để tiêm vacxin HPV mà không cần xét nghiệm.

– Hoãn tiêm vacxin nếu đang mag thai: Không có bằng chứng cho thấy vacxin phòng HPV có tác dụng bất lợi đối với sự thụ thai, thai kỳ, hoặc thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hoãn tiêm vacxin này. Nếu bạn đã tiêm 1 hoặc 2 liều và sau đó phát hiện mang thai, nên tạm dừng tiêm cho đến khi kết thúc thai kỳ.

– Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vacxin: Vacxin phòng HPV có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú mà không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thảo luận rõ vấn đề với bác sĩ.

– Tác dụng phụ có thể xảy ra: Những tác dụng phụ sau tiêm vacxin HPV thường là nhẹ và tạm thời như sưng tại nơi tiêm, đau nhức cơ, hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

– Tiêm vacxin không thay thế cho kiểm tra định kỳ: Dù bạn đã tiêm vacxin HPV, bạn vẫn cần thực hiện các kiểm tra định kỳ và theo dõi sức khỏe phụ khoa của mình. Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.

Trên đây là những thông tin về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung, hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chích vacxin này và có quyết định đúng đắn để bảo vệ sức khỏe bản thân. Để nhận tư vấn kỹ hơn về vacxin hoặc đăng ký tiêm vacxin, bạn có thể liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *