Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở vùng kín mà đôi khi còn ở cả miệng, lưỡi. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, sinh hoạt, tâm lý của người bệnh mà còn là nỗi ám ảnh rất lớn. Không những thế, chúng còn có thể gây nhiễm trùng và biến chứng nghiêm trọng. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về cách chữa trị sùi mào gà ở lưỡi qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?
1. Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Sùi mào gà do virus HPV gây nên các tổn thương u nhú trên cơ thể của người bệnh, đặc biệt là khả năng lây lan rất nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Thông thường, các nốt sùi xuất hiện ở vùng kín nhưng cũng có khả năng mọc ở khu vực lưỡi. Nguyên nhân gây ra bệnh được xác định chủ yếu do người bệnh quan hệ bằng đường miệng không an toàn. Ngoài ra, việc sử dụng chung một số đồ cá nhân với người bị bệnh như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, son môi…cũng có khả năng lây nhiễm khi có vết thương hở.
Các biểu hiện của bệnh
2. Triệu chứng của sùi mào gà ở lưỡi
Triệu chứng của bệnh là những nốt sùi mọc ở khu vực lưỡi. Tuy nhiên, người bệnh thường khó quan sát khi chúng mọc ở khu vực lưỡi và vòm họng, thường bị nhầm lẫn với các bệnh tai, mũi, họng Những nốt sùi này thường có màu trắng hay màu hồng, xuất hiện gồ ghề, lồi lõm; riêng những nốt sùi ở lưỡi, vòm họng, chúng còn có màu đỏ khi quan sát. Hơn nữa, sùi mào gà ở vùng lưỡi thuộc giai đoạn đầu nên hầu như không Thông thường, các triệu chứng kéo dài 1 đến 9 tháng nên sùi mào gà giai đoạn đầu bệnh hầu như không phát sinh bất cứ triệu chứng gì.
Khi chúng xuất hiện, người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu và cảm giác ngứa ngáy. Do đó, việc ăn uống cũng không còn cảm giác ngon miệng, thậm chí gây đau rát. Việc uống nước cũng vì thế mà trở nên khó khăn.
Tùy vào tình trang của bệnh mà những nốt sùi này có thể mọc lẻ tẻ hoặc thành từng mảng, chúng có thể giống như chiếc mào gà hay hoa súp lơ nhỏ li ti. Khi chạm vào hoặc ấn vào giữa các nốt này sẽ thấy có mủ chảy ra. Sùi mào gà ở vùng lưỡi thường hay bị nhầm lẫn với các mụn thịt thừa hay với bệnh nhiệt miệng gây ra. Do đó, chúng ta thường hay bỏ qua những chi tiếc này đến khi phát hiện thì bệnh đã phát triển nặng hơn.
3. Cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở vùng lưỡi
Sùi mào gà ở khu vực lưỡi luôn trong môi trường ẩm ướt nên các tổn thương này sẽ khó chữa trị hơn những nốt sùi mào gà ngoài da. Vì thế, đòi hỏi người bệnh phải chú ý đến vị trí của các nốt sùi cũng như đặc điểm của chúng. Khi phát hiện triệu chứng bệnh, người nhiễm cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay điều trị bằng những phương pháp “truyền miệng” sẽ không những bệnh không lành mà còn có thể gây ra những phản ứng xấu ngoài ý muốn.
3.1. Chữa sùi mào gà ở vùng lưỡi bằng thuốc
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bệnh vẫn còn ở tình trạng nhẹ. Bác sĩ sẽ thăm khám và áp dụng những đơn thuốc khác nhau, sẽ có loại thuốc uống và thuốc bôi tùy thuộc vào mức độ và diện tích của sùi mào gà. Một số loại thuốc chữa sùi mào gà như:
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp di căn xương
Điều trị bằng thuốc sẽ hiệu quả nhằm mục đích ức chế virus
– Podophyllotoxin (podofilox) : Đây là một thuốc sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng bị nhiễm. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy giảm của các tế bào virus HPV và loại bỏ dần các nốt sùi mào gà.
– Imiquimod: Thuốc này có thể được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở vùng kín. Imiquimod hoạt động bằng cách tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các tế bào virus HPV.
– Fluorouracil: Đây là một loại thuốc chống ung thư, nhưng cũng có thể được sử dụng để điều trị sùi mào gà. Sử dụng Fluorouracil bằng cách bôi trực tiếp lên vùng bị nhiễm để tiêu diệt các tế bào virus HPV.
– TCA (Trichloroacetic Acid): Đây là một loại acid có tính chất tẩy da. Khi được bôi lên các mụn sùi mào gà, nó có thể giúp tẩy đi các mô bị nhiễm virus HPV.
Lưu ý: Để đảm bảo sự phù hợp của thuốc đối với từng tình trạng bệnh cụ thể, cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh của bạn và chỉ định loại thuốc cụ thể cho người bệnh.
3.2. Chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng các phương pháp vật lý
Có hai phương pháp chữa sùi mào gà ở khu vực lưỡi bằng nhiệt: nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Đối với phương pháp nhiệt nóng, bác sĩ sẽ dùng tia lazer để đốt cháy các nốt sùi mào gà, phương pháp này làm phá vỡ cấu trúc của các nốt sùi, do đó các nốt sùi cháy và rụng ra. Còn với phương pháp nhiệt lạnh, người ta phun nitơ lỏng làm đóng băng các nốt sùi, nhiệt độ thấp làm co các mạch máu và lớp tế bào bên dưới nốt sùi làm nốt sùi long ra mà vết thương không hề chảy máu.
>>>>>Xem thêm: Đẻ thường có đau không? Mách mẹ cách “vượt cạn” dễ dàng
Khám bệnh kịp thời để dễ dàng điều trị sùi mào gà
Với sự tiến bộ của y học trong việc chữa trị bệnh sùi mào gà, có thêm các phương pháp hiệu quả như xạ trị trên vùng bị nhiễm virus, hay phẫu thuật loại bỏ các mô nhiễm virus nếu trường hợp sùi mào gà nặng và diện tích lớn. Mặc dù có nhiều phương pháp nhưng chỉ có thể xử lý các tổn thương của sùi mào gà, không thể loại bỏ virus HPV một cách triệt để. Chữa trị sùi mào gà cũng được cân nhắc nhiều yếu tố: tuổi tác, số lượng, tình trạng tổn thương, khả năng kinh tế… Tính đến nay chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà nào được đánh giá là tốt nhất.
Như vậy, sùi mào gà ở lưỡi vẫn có khả năng chữa được nhưng đòi hỏi người bệnh cần sớm phát hiện bệnh để kịp thời xử trí. Do đó, khi phát hiện thấy những dấu hiệu khởi phát, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn các thông tin liên quan đến sùi mào gà nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.