Sưng hạch bạch huyết nếu tình trạng sưng kéo dài, sưng to đi kèm các triệu chứng khác cũng có thể liên quan đến các điều kiện nghiêm trọng. Vì vậy sưng hạch bạch huyết chớ chủ quan.
Bạn đang đọc: Sưng hạch bạch huyết chớ chủ quan
Hạch bạch huyết ở vị trí nào?
Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể. Một số nằm trực tiếp dưới da, trong khi một số khác lại nằm sâu bên trong cơ thể. Thậm chí, chúng ta không thể thấy được hoặc sờ được những hạch bạch huyết nằm gần da nhất, trừ khi chúng bị sưng hay lớn lên vì một lý do nào đó.
Sưng hạch bạch huyết chớ chủ quan
Nhìn chung, các hạch bạch huyết kết hợp với nhau thành nhiều nhóm trong cơ thể, thực hiện chức năng lọc máu và miễn dịch cho một khu vực cụ thể. Cuối cùng, các chất lỏng từ các mạch bạch huyết sẽ đổ vào hệ tĩnh mạch trong cơ thể.
Các triệu chứng của tình trạng sưng hạch bạch huyết
Tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh không hề xuất hiện triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành các xét nghiệm tổng quát. Đôi khi các triệu chứng của tình trạng này vô cùng đau đớn và khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Đau lưng có nên giác hơi Không & Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh
Triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Ngoài ra, các triệu chứng sưng các hạch bạch huyết sẽ không biểu hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với các tình trạng bệnh gây nên nó như trên. Do đó, khi bị sưng hạch bạch huyết, bạn có thể bị sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, sụt cân hay có một số dấu hiệu viêm nhiễm như đau răng, đau họng,…
Sưng hạch bạch tuyết chớ chủ quan
Tình trạng sưng hạch bạch huyết xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ra. Sưng hạch bạch huyết có thể do nhiễm trùng, do rối loạn miễn dịch, thậm chí có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Các nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết bao gồm:
Nhiễm trùng thông thường:
- Viêm họng
- Bệnh sởi
- Nhiễm trùng tai
- Nhiễm trùng răng
- Bệnh bạch cầu đơn nhân
- Nhiễm trùng ở da, chẳng hạn như viêm mô tế bào
- Bệnh HIV, AIDS
- Các bệnh nhiễm trùng ít phổ biến khác như bệnh lao, bệnh giang mai, bệnh mèo cào, vv…
Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Lupus – một dạng viêm mãn tính nhắm tới khớp, da, thận, tế bào máu, tim và phổi
- Viêm khớp dạng thấp
Một số bệnh ung thư
- Ung thư hạch: một loại ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết của cơ thể
- Bệnh bạch cầu: ung thư mô tạo máu, bao gồm cả tủy xương và hệ thống bạch huyết
- Các bệnh ung thư di căn tới hạch bạch huyết như ung thư vú, ung thư phổi, vv…
Khi nào cần đi khám?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu từ A – Z bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Người bệnh sưng hạch bạch huyết cần đến bệnh viện thăm khám điều trị hiệu quả
Sưng hạch bạch huyết thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng sưng kéo dài, hoặc sưng to bạn nên đi khám, vì có thể tình trạng này liên quan đến các bệnh nghiệm trọng, thậm chí ung thư:
- Nếu sưng hạch kéo dài hơn hai tuần hoặc có các triệu chứng như giảm cân, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, hoặc sốt
- Nếu các nút cứng, cố định bám vào da, không di chuyển, hoặc đang phát triển nhanh chóng
- Nếu bạn có thể cảm thấy sưng gần xương đòn hoặc trong các phần dưới của cổ
- Nếu da tại vùng hạch bị đỏ và viêm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp xác định nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết và tư vấn điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.