Sụp mí bẩm sinh và những kiến thức bố mẹ cần biết

Sụp mí bẩm sinh là căn bệnh được phát hiện ngay khi các bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Do đó, thăm khám điều trị kịp thời chính là cách giúp mắt trẻ trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng nhất.

Bạn đang đọc: Sụp mí bẩm sinh và những kiến thức bố mẹ cần biết

1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh sụp mí bẩm sinh

Sụp mí mắt bẩm sinh là căn bệnh mi mắt thường gặp và có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Cách điều trị của căn bệnh này còn tùy thuộc vào mức độ sụp của mí mắt và chức năng của cơ nâng mi.

Sụp mí mắt bẩm sinh có thể là dấu hiệu của bệnh liệt dây thần kinh não số III, nhược cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, thậm chí là tính mạng của con người. Bên cạnh đó, nó còn làm mất thẩm mỹ và khiến người bệnh bị mặc cảm.

Sụp mí mắt bẩm sinh thường được chia thành 3 mức độ như sau:

– Mức độ nhẹ: Mi mắt bị sụp xuống và che đi một phần đồng tử mắt.

– Mức độ nặng: Mi mắt bị sụp xuống tới gần trung tâm đồng tử mắt.

– Mức độ nặng nhất: Mi mắt sụp xuống quá trung tâm đồng tử mắt. Trong những trường hợp này, người bệnh hầu như không thể nhìn được mặc dù ngước mi lên hoặc rướn mày.

Sụp mí bẩm sinh và những kiến thức bố mẹ cần biết

Sụp mí bẩm sinh là căn bệnh thường gặp ở trẻ em

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sụp mí mắt bẩm sinh

Sụp mí mắt bẩm sinh là bệnh lý xuất hiện ngay khi trẻ vừa được sinh ra. Biểu hiện lâm sàng nổi bật nhất của căn bệnh này là mi mắt bị sụp xuống ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo đó, mắt bị sụp mí sẽ nhỏ hơn vì da mi mắt bị sa xuống.

Khi quan sát sẽ thấy mắt không có nếp mí rõ ràng và mi trên ít cử động khi nhìn xuống dưới. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể phải ngửa cổ ra sau hoặc nhăn trán để nhìn.

Thông thường, sụp mí mắt bẩm sinh chỉ là căn bệnh đơn thuần. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải phân biệt với những trường hợp sụp mí là triệu chứng đi kèm của các căn bệnh toàn thân khác như loạn thị, nhược thị.

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị sụp mí bẩm sinh là gì?

– Do cơ: Đây là trường hợp thường gặp nhất vì số lượng các sợi cơ nâng mi là ít, rất ít hoặc bị thay thế bởi những tổ chức mỡ, xơ dính. Dấu hiệu điển hình là mỡ mí mắt, mất nếp mí và xuất hiện nếp nhăn ở trán.

– Do cơ học: Mí mắt bẩm sinh của trẻ bị khối u ở trên hốc mắt hoặc bị những bộ phận lân cận chèn ép, gây biến dạng và khiến mí mắt bị sụp xuống.

– Do thần kinh: Sau khi hình thành phôi thai, trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi đã gặp phải một số dấu hiệu bất thường như liệt cơ Muller, liệt dây thần kinh số III, thụt nhãn cầu, giảm sắc tố mống mắt,…

– Do cân cơ: do sang chấn sản khoa, do người mẹ khó sinh khi chuyển dạ sinh thường. Biểu hiện điển hình là nếp mí mắt bị nâng cao, mí mắt không rõ.

– Hội chứng mi góc: Đây là căn bệnh di truyền từ đời này sang đời khác, triệu chứng là bị ngắn khe mi, sụp mi hay nếp rẻ quạt giữa khoảng cách 2 mắt ngược,…

Tìm hiểu thêm: Nhận biết bệnh u vàng mí mắt

Sụp mí bẩm sinh và những kiến thức bố mẹ cần biết

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sụp mí mắt ở trẻ

4. Hậu quả của bệnh sụp mí mắt bẩm sinh

Sụp mí mắt sẽ làm cản trở thị lực và khó nhìn rõ mọi vật xung quanh, kể cả ở vị trí gần nhất. Nếu không điều trị sớm và để lâu ngày, sụp mí mắt sẽ dẫn đến lác mắt, nhược thị, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Chưa kể đến sự tự ti về ngoại hình, đặc biệt là khi đôi mắt bị mất cân xứng.

Sụp mí mắt bẩm sinh một bên có thể khiến cho mắt bị nhược thị. Còn nếu bị sụp mí mắt cả hai bên thì có thể khiến cho người mắc bệnh bị hếch cằm, ảnh hưởng đến tư thế nhìn và cột sống,…

Bên cạnh đó, sụp mí mắt bẩm sinh còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác như liệt dây thần kinh số III,… Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, những căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

5. Cách điều trị bệnh sụp mí mắt bẩm sinh hiệu quả

Khi thấy đôi mắt xuất hiện biểu hiện bất thường, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ Nhãn khoa kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó có thể bao gồm điều trị chấn thương liệt dây thần kinh số III, nhược cơ,…

Phần lớn các trường hợp sụp mí mắt bẩm sinh đều ở mức độ từ nhẹ tới trung bình và không cần phải điều trị. Ngoại trừ trường hợp gia đình muốn phẫu thuật để cải thiện thị lực và bề ngoài cho trẻ. Sụp mí mắt ở mức độ nhẹ thường không thấy rõ khi trẻ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên đáng chú ý hơn khi con mệt mỏi.

Trong trường hợp trẻ bị sụp mí mắt nghiêm trọng tới mức làm cản trở tầm nhìn, bé cần được phẫu thuật khẩn cấp để phát triển thị lực một cách bình thường. Tuy nhiên, việc phẫu thuật chỉ nên được thực hiện khi con từ 3 tuổi trở lên. Bởi vì lúc này, mí mắt của con đã to hơn một chút và quá trình phẫu thuật sẽ trở nên thuận lợi, dễ thực hiện hơn.

6. Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

Nếu trẻ đang bị sụp mí mắt hoặc gặp những vấn đề khác ảnh hưởng đến thị lực, bố mẹ nên đưa con đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành kiểm tra và đưa ra chỉ định phù hợp với tình hình hiện tại. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá cần thiết và có thể kết hợp với những chuyên khoa khác để đưa ra hướng điều trị tốt cho các bé.

Không chỉ vậy, Thu Cúc TCI còn không ngừng đầu tư hệ thống trang thiết bị Nhãn khoa hiện đại giúp việc thăm khám, điều trị các bệnh lý về mắt đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, chi phí tại Thu Cúc TCI rất hợp lý, được công khai minh bạch, rõ ràng nên được rất nhiều ông bố, bà mẹ tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị bệnh cho con.

Sụp mí bẩm sinh và những kiến thức bố mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Những ưu điểm vượt trội của tròng kính vừa cận vừa loạn

Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh sụp mí mắt bẩm sinh

Nhìn chung, sụp mí bẩm sinh là căn bệnh thường gặp nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, mắt trẻ sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Do đó, bố mẹ hãy đưa bé đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được đội ngũ bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *