Suy giảm nhận thức sau đột quỵ: Hệ lụy và giải pháp

Suy giảm nhận thức sau đột quỵ là một di chứng rất phổ biến, với tỷ lệ 20% tại thời điểm 6 tháng sau biến cố. Cùng tìm hiểu về di chứng suy giảm nhận thức và cách phòng ngừa di chứng này sau đột quỵ.

Bạn đang đọc: Suy giảm nhận thức sau đột quỵ: Hệ lụy và giải pháp

1. Suy giảm nhận thức sau đột quỵ là gì?

Suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ là cụm từ chỉ chung tất cả các vấn đề về chức năng nhận thức xảy ra sau cơn đột quỵ. Tình trạng này có thể xảy ra do bất kể nguyên nhân gì và có thể do nhiều quá trình bệnh sinh khác nhau.

Các triệu chứng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đột quỵ có thể gồm:

– Mất ngôn ngữ: Bệnh nhân thường xuyên nhầm lẫn từ, khó nói, khó đọc viết. Thậm chí họ khó hiểu lời nói của người khác.

– Mất trí nhớ: Bệnh nhân có thể khó nhớ được chính xác từ ngữ biểu đạt. Họ có thể quên tên tuổi của chính mình, khuôn mặt người thân, các sự kiện gần đây hoặc thông tin mới, các tuyến đường dù cảm thấy rất quen thuộc.

– Mất cảm giác: Nhầm lẫn giữa các cảm giác, như nóng và lạnh có thể là một dấu hiệu của suy giảm nhận thức của các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.

– Mất khả năng đưa ra quyết định: Trong những trường hợp bị sa sút trí tuệ mạch máu sau đột quỵ, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đưa ra quyết định, lập kế hoạch và suy luận.

Tình trạng suy giảm nhận thức có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, làm việc, lao động, giao tiếp xã hội của người bệnh.

Suy giảm nhận thức sau đột quỵ: Hệ lụy và giải pháp

Sau đột quỵ, người bệnh có thể mất trí nhớ, mất khả năng ngôn ngữ,… những biểu hiện của rối loạn nhận thức.

2. Suy giảm nhận thức sau tai biến xảy ra như thế nào?

Suy giảm nhận thức nói chung biểu hiện nổi bật ở sự giảm chú ý phức tạp, tốc độ xử lý thông tin, khả năng điều hành thùy trán, gián đoạn đường dẫn truyền vỏ não-hệ viền gây rối loạn hành vi và cảm xúc.

Suy giảm nhận thức sau biến cố đột quỵ là một trường hợp phức tạp, có thể là suy giảm nhận thức mạch máu có hay không có sa sút trí tuệ. Cũng có những trường hợp suy giảm nhận thức hỗn hợp do vấn đề mạch máu kết hợp với nguyên nhân khác và cả những trường hợp suy giảm nhận thức do thoái hóa thần kinh khởi phát sau đột quỵ.

Suy giảm nhận thức ở bệnh nhân từng đột quỵ thường diễn tiến từng nấc. Đầu tiên là sự suy giảm đột ngột chức năng nhận thức ngay sau biến cố. Sau đó chức năng nhận thức sẽ dần được cải thiện một phần hoặc hoàn toàn thường trong vòng 6 tháng. Giai đoạn này ở mỗi người khác nhau tùy thuộc vào việc bệnh nhân có hay không các yếu tố đi kèm khác như có bệnh lý thoái hóa thần kinh gây suy giảm nhận thức trước đột quỵ, bệnh Alzheimer….

Sau giai đoạn này, chức năng nhận thức có thể ổn định hoặc tiếp tục suy giảm tùy thuộc vào quá trình gây thoái hóa thần kinh tiên phát (bệnh Alzheimer) hoặc thứ phát (bệnh lý mạch máu não) hoặc cả hai.

Trong đó, sự hiện diện của cả bệnh Alzheimer và bệnh lý mạch máu tiến triển thường sẽ khiến tình trạng suy giảm nhận thức nặng nề nhất sau đột quỵ (suy giảm nhận thức hỗn hợp).

3. Suy giảm nhận thức sau tai biến do tổn thương các mạch máu

Các bất thường hoặc bệnh lý ở mạch máu não thường có liên quan đến các tổn thương do mạch máu ở bệnh nhân bị suy giảm nhận thức mạch máu. Thường gặp nhất là bệnh lý mạch máu lớn do xơ vữa, các bệnh lý mạch máu nhỏ và bệnh mạch máu não dạng bột. Các bệnh lý mạch máu khác có xảy ra nhưng ít gặp hơn gồm viêm mạch, bệnh mạch máu não di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể.

Các bệnh lý mạch máu não thường gây ra các tổn thương do mạch máu chủ yếu là các nhồi máu não (bao gồm nhồi máu động mạch lớn, nhồi máu lỗ khuyết, nhồi máu vùng giáp ranh), tổn thương chất trắng và xuất huyết não.

Tổn thương não sau đột quỵ có liên quan đến bệnh mạch máu có thể làm chậm hoặc làm giảm khả năng xử lý thông tin và giao tiếp của người bệnh, gây nên tình trạng suy giảm nhận thức nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh hở van tim và những điều bạn cần phải biết

Suy giảm nhận thức sau đột quỵ: Hệ lụy và giải pháp

Tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân sau đột quỵ thường diễn ra theo từng nấc.

4. Điều trị dự phòng suy giảm nhận thức

Việc điều trị suy giảm nhận thức sau khi đột quỵ xảy ra bao gồm điều trị dự phòng suy giảm nhận thức, điều trị triệu chứng nhận thức bằng cách sử dụng một số thuốc dinh dưỡng thần kinh và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.

4.1 Điều trị dự phòng tình trạng suy giảm nhận thức sau đột quỵ

Việc sử dụng thuốc hạ áp, statin, thuốc chống huyết khối rất quan trọng đối với những người sau đột quỵ. Bên cạnh đó, các can thiệp thay đổi lối sống, luyện tập thể lực phù hợp cũng giúp ích trong việc ngăn nguy cơ tái phát đột quỵ và những ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh. Người bệnh cũng nên luyện tập nhận thức và gắn kết xã hội để dự phòng suy giảm nhận thức và tư duy sau tai biến.

Hiện nay, chưa có đủ nghiên cứu và bằng chứng để khuyến cáo về thời điểm và nội dung đánh giá nhận thức sau đột quỵ nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận thời điểm nên tầm soát suy giảm nhận thức là trong vòng 6 tháng sau khi biến cố xảy ra.

Suy giảm nhận thức sau đột quỵ: Hệ lụy và giải pháp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phục hồi chức năng sau đột quỵ não

Sau tai biến, bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để phòng ngừa suy giảm nhận thức.

4.2 Điều trị triệu chứng suy giảm nhận thức sau đột quỵ

Để điều trị triệu chứng suy giảm nhận thức, các bác sĩ có thể xem xét dùng các thuốc kháng men cholinesterase, memantin, thuốc dinh dưỡng thần kinh. Các loại thuốc này đặc biệt được lưu tâm sử dụng ở bệnh nhân lớn tuổi có suy giảm nhận thức hỗn hợp, mắc bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ thể Lewy.

Tóm lại, suy giảm nhận thức sau biến cố đột quỵ là di chứng gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Để ngăn đột quỵ xảy ra và gây di chứng suy giảm nhận thức, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ, giúp phát hiện và kiểm soát sớm các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *