Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng chỉ có người cao tuổi mới bị lãng tai. Tuy nhiên, suy giảm thính lực ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Nhiều người vẫn nghĩ rằng tình trạng này vô hại, điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Suy giảm thính lực ở người trẻ – chớ nên chủ quan!
1. Suy giảm thính lực là gì?
Suy giảm thính lực còn gọi là lãng tai, nghe kém – là tình trạng bạn bị suy giảm khả năng nghe những âm thanh từ bên ngoài. Một số nghiên cứu cho thấy cứ 4 người ở độ tuổi từ 14-44 thì có 1 người gặp vấn đề về thính lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 1,1 tỷ người trong độ tuổi từ 12-35 có nguy cơ cao bị lãng tai.
Không chỉ người cao tuổi mới bị suy giảm thính lực. Thực tế cho thấy chỉ có khoảng 35% số người bị suy giảm thính lực ở độ tuổi trên 64. Ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm thính lực, nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường và lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Suy giảm thính lực đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành một vấn đề cần đặc biệt lưu ý
2. Dấu hiệu điển hình cảnh báo suy giảm thính lực ở người trẻ
Các triệu chứng của thính lực suy giảm ở người trẻ khá đa dạng tuy nhiên nhiều người thường chủ quan, không để ý nên để bệnh tiến triển nặng.
– Ù tai, tiếng vo ve trong tai: ban đầu triệu chứng này xuất hiện tự phát và biến mất sau đó. Tuy nhiên một thời gian sau, tình trạng này xuất hiện nhiều hơn, tần suất liên tục và không tự khỏi.
– Khó giao tiếp hơn ở những nơi ồn ào, nhiều tiếng động lớn.
– Bắt đầu có thói quen điều chỉnh âm thanh to hơn khi nghe.
– Nói to hơn.
– Khả năng giữ thăng bằng suy giảm, dễ té ngã, tai nạn do không kịp nghe tín hiệu âm thanh cảnh báo.
– Hay quên, suy giảm khả năng nhận thức và học hỏi.
– Có thể bị đau tai khi tiếp nhận những âm thanh lớn.
– Nhầm tưởng người khác đang xì xào, bàn tán.
Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo kể trên, bạn nên tới thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Biến chứng nguy hiểm khi thính lực suy giảm ở người trẻ
Suy giảm thính lực ở người trẻ hay người già cũng đều nguy hiểm. Khi thính lực suy giảm sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe.
3.1. Suy giảm thính lực ở người trẻ khiến sa sút trí tuệ
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng những đối tượng suy giảm hoặc mất thính lực đối mặt với nguy cơ cao sa sút trí tuệ. Những người lãng tai, nghe kém khiến não ít được kích thích hơn. Nó không thể xác định được âm thanh, sắc thái, do đó, khiến khả năng vận động của não bị ảnh hưởng ít nhiều, từ đó khả năng ghi nhớ cũng bị suy giảm.
3.2. Dễ té ngã, tai nạn
Khi suy giảm thính lực, chúng ta sẽ khó tiếp nhận tín hiệu. Tình trạng này khiến việc xử lý tình huống hạn chế, gây nguy hiểm khi di chuyển hoặc tham gia giao thông.
3.3. Cảm xúc tiêu cực
Khi nghe kém, không nghe được khiến người bệnh dễ sinh ra tâm lý bực tức, khó chịu… Vô hình chung tạo nên áp lực về tâm lý, cảm xúc tiêu cực thậm chí dẫn đến u uất, trầm cảm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tim phì đại có nguy hiểm không
Nghe kém, lãng tai khiến người bệnh rơi vào trạng thái chán nản, u uất, bế tắc
3.4. Suy giảm thính lực ở người trẻ tạo nên rào cản, hạn chế trong giao tiếp
Suy giảm thính lực di truyền hay bệnh lý đều gây ra những bất lợi trong giao tiếp. Bạn sẽ không thể nghe rõ cuộc hội thoại, không tiếp thu được thông tin khi làm việc, học tập. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
4. Một số phương pháp điều trị, cải thiện lãng tai, nghe kém
Có thể thấy, suy giảm thính lực gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần lắng nghe cơ thể và thăm khám sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây lãng tai mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị hợp lý.
4.1. Sử dụng thuốc nội khoa
Để cải thiện chứng lãng tai, nghe kém, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị như:
– Thuốc tăng tuần hoàn máu
– Thuốc giãn mạch
Các loại thuốc này đem đến hiệu quả nhất định nhưng cần tuân thủ liều lượng, cách thức sử dụng của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: 3 phương pháp điều trị hẹp van tim hai lá phổ biến hiện nay
Chứng suy giảm thính lực có thể được cải thiện bằng thuốc, người bệnh nên thăm khám sớm
4.2. Phẫu thuật
Nhiều trường hợp bị lãng tai do một số nguyên nhân như:
– Có khối u xuất hiện trong tai
– Thủng màng nhĩ
– Viêm tai xương chũm
Lúc này, tiến hành phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc để phục hồi sức nghe.
5. Chuyên gia gợi ý cách cải thiện suy giảm thính lực tại nhà
Bên cạnh phương pháp điều trị chuyên khoa do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể cải thiện thính lực bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:
5.1. Xây dựng, duy trì các thói quen tốt cho thính lực
– Mang nút tai ở những nơi ồn ào để tránh làm tình trạng lãng tai, nghe kém không tiến triển nặng.
– Áp dụng quy tắc 60:60 khi đeo tai nghe. Chỉ nên nghe ở mức 60% âm lượng và tối đa không quá 60 phút mỗi ngày.
– Hãy giảm âm lượng TV, máy nghe nhạc: nếu bạn phải cố gắng nói to hơn để nói chuyện với người khác khi đang xem TV, nghe radio và nghe nhạc, có nghĩa âm thanh từ các thiết bị đó đang quá lớn. Hãy nghe với âm lượng vừa phải để bảo vệ thính giác của mình.
– Để đôi tai được nghỉ ngơi: đôi tai cần được nghỉ ít nhất 16 giờ để hồi phục sau khi tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn trên 100dB trong vòng 2 giờ.
5.2. Tăng cường thính lực bằng chế độ dinh dưỡng
Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho thính lực bao gồm:
– Axit folic: tăng cường thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến tai, tăng cường sản xuất năng lượng cho các tế bào chịu trách nhiệm thính giác.
– Magie: hỗ trợ chức năng thần kinh trong hệ thống thính giác đồng thời ngăn ngừa tổn thương cho lớp lót bên trong động mạch tai.
– Kẽm: bảo vệ tế bào lông trong tai, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
– Các vitamin nhóm B: cung cấp nhiều lợi ích cho tai bao gồm điều chỉnh chất lỏng và tối ưu việc sử dụng oxy.
Suy giảm thính lực ở người trẻ cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Ngay khi có triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần thăm khám để tránh tình trạng mất thính lực hoàn toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.