Hiện nay, rất dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống những trường hợp bị suy giảm trí nhớ. Người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng lơ mơ, nhớ nhớ quên quên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trí nhớ giảm sút, những hệ lụy gì và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, hệ lụy và cách điều trị
1. Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ hay gọi cách khác là bệnh đãng trí, bệnh lẫn, trong y khoa thường gọi với tên bệnh Alzheimer’s. Đây là tình trạng trí nhớ giảm sút do sự suy thoái của bộ não.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh thường quên những việc mình cần làm, mình sẽ làm và những việc mình đã làm. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn làm ảnh hưởng tới hoạt động sống thường ngày. Thậm chí bệnh còn ảnh hưởng tới người xung quanh chúng ta, quên người nhà, hay bị quên, khó nhớ trong mọi việc.
2. Các nguyên nhân khiến trí nhớ suy giảm
Có rất nhiều nguyên nhân gây làm trí nhớ bị giảm sút, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở 3 đối tượng: người già, người trẻ tuổi, phụ nữ sau sinh.
2.1 Suy giảm trí nhớ ở người già
Vấn đề tuổi tác tác động đến các tế bào thần kinh, bởi sau 25 tuổi, mỗi ngày sẽ có 3.000 tế bào thần kinh bị mất đi mà không thể tự sinh sản thêm. Điều này làm cho người ta thường xuyên hay quên, trí nhớ giảm sút.
Do một số bệnh lý khác: trí nhớ suy giảm có thể chính là hậu quả của một số bệnh như viêm não, chấn thương, thiếu máu não,… Đặc biệt khi càng lớn tuổi, tỷ lệ đối mặt với các bệnh lý này càng cao không thể tránh khỏi.
2.2 Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
– Do áp lực từ công việc, học tập dẫn tới nhiều căng thẳng, stress sẽ tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới thoái hóa não bộ. Khi đó, chức năng não bị rối loạn, làm giảm sút trí nhớ.
– Thường xuyên thức khuya dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhớ nhớ quên quên, mất tập trung trong công việc.
– Sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và đường cũng khiến khả năng ghi nhớ giảm sút.
– Làm quá nhiều việc một lúc, não bộ không có khả năng tiếp nhận, xử lý dẫn đến tình trạng làm được việc này thì quên việc kia.
Tìm hiểu thêm: Người bị tai biến có thể phục hồi không và trong bao lâu?
2.3 Trí nhớ giảm sút ở phụ nữ sau sinh
Do mất cân bằng nội tiết tố. Nồng độ estrogen ở phụ nữ tăng cao ở 6 tháng cuối thai kì và giảm dần ở 3 tháng cuối. Sau đó tiếp tục giảm dần trong 3 tháng sau sinh. Điều này dẫn đến sự rối loạn các hoạt động ở tế bào thần kinh. Trong đó có chức năng ghi nhớ, tiếp nhận, xử lý thông tin. Vì thế, chị em thường hay quên sau khi sinh.
Mất ngủ dẫn tới trầm cảm, suy nghĩ nhiều, lo âu. Do áp lực của cuộc sống, nhiều bà mẹ bỉm sữa thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Trong khi đó một số người lại không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm từ gia đình. Nhiều người sẽ rơi vào trầm cảm, suy nghĩ nhiều làm trí nhớ giảm sút.
Cơ thể gầy sút, thiếu chất dinh dưỡng: sau khi vượt cạn, cơ thể người phụ nữ sẽ rất yếu. Vì thế họ cần được bồi bổ các dưỡng chất cần thiết để tránh gây thiếu máu, oxy không đủ bơm lên não. Lâu dần sẽ làm trí nhớ suy giảm trầm trọng.
3. Biểu hiện của suy giảm trí nhớ
Có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh như:
– Hay quên, nói trước quên sau, đi đâu quên đó. Thường nhắc đi nhắc lại một vấn đề mà không biết đã nhắc trước đó.
– Giảm khả năng đưa ra quyết định, hay phán đoán một điều gì đó.
– Mất tập trung trong công việc, học tập.
– Thường xuyên cảm thấy stress, mệt mỏi, căng thẳng, không kiểm soát được hành vi của mình.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh
Bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người già. Bởi khi này các tế bào thần kinh của người già đang lão hóa dần theo thời gian. Nên dễ xảy đến tình trạng nhớ nhớ quên quên. Thế nhưng tình trạng ấy vẫn thường gặp ở giới trẻ, mà hay được gọi vui là ” não cá vàng “.
Có thể bạn chưa biết, hiện nay, theo thống kê của báo VnExpress, có đến 83% số người dân dưới 45 tuổi đang than phiền về tình trạng giảm trí nhớ. Trong đó, có khoảng 30% xuất hiện ở người 30 tuổi, 50% ở người 30-45 tuổi. Với người trẻ tuổi hơn, tình trạng này dễ gặp ở nhân viên văn phòng và phụ nữ sau sinh.
5. Hệ lụy khi mắc bệnh
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, trí nhớ giảm sút ảnh hưởng rất nhiều tới học tập, công việc và những người xung quanh như:
– Hiệu quả công việc, học tập giảm sút
– Trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí không nhớ nổi những người thân xung quanh, không phân biệt được mọi thứ xung quanh
– Gây teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não
– Gây ra bệnh Parkinson làm người bệnh thường xuyên mệt mỏi, rối loạn chữ viết,.. Không chỉ thế còn ảnh hưởng tới hoạt động khác, và xuất hiện một số triệu chứng như: run, cứng cơ, chậm chạp,…
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não “con đường” dẫn đến đột quỵ
6. Phương pháp điều trị
– Cần thay đổi lối sống, biết sắp xếp công việc để giữ cho đầu óc luôn được thoải mái, tạo thời gian cho não bộ nghỉ ngơi.
– Chăm chỉ vận động não bộ, cần tích cực tư duy. Nghe nhạc, đọc sách, xếp hình,…để não được cải thiện hơn, tăng trí nhớ duy trì hoạt động của não.
– Chăm chỉ tập thể dục để tinh thần luôn minh mẫn, khỏe mạnh.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Sử dụng một số loại thuốc bổ não để tăng cường trí nhớ theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một vài kiến thức cần phải biết về bệnh suy giảm trí nhớ để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Để luôn giữ được tinh thần thoải mái và minh mẫn hãy lựa chọn cho bản thân những gì cần thiết nhất. Đừng để trí nhớ giảm sút trở thành nỗi lo thường trực quanh chúng ta.