Suy giảm trí nhớ ở người già cần lưu ý điều gì?

Suy giảm trí nhớ là căn bệnh thường gặp và có mức độ nguy hiểm đối với người cao tuổi. Có đến 50% người ở độ tuổi 85 mắc suy giảm trí nhớ và tăng dần theo thời gian. Vậy suy giảm trí nhớ ở người già là gì? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Suy giảm trí nhớ ở người già cần lưu ý điều gì?

1. Hiểu thế nào về suy giảm trí nhớ ở người già?

1.1 Định nghĩa suy giảm trí nhớ người già

Suy giảm trí nhớ ở người già là thuật ngữ để chỉ tình trạng não bộ không hoạt động bình thường ở người cao tuổi. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa. Cụ thể, sau tuổi 25, mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không thể phục hồi. Hiện tượng này diễn ra nhanh hơn ở tuổi 60. Ở độ tuổi 60 – 65 số có một số ít người mắc chứng suy giảm trí nhớ, nhưng con số này có thể lên tới 50% ở độ tuổi 85.

Suy giảm trí nhớ ở người già cần lưu ý điều gì?

Có tới 50% người trên 85 tuổi mắc suy giảm trí nhớ

1.2 Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người già

Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ ở người già, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

– Do tuổi tác: Tuổi càng cao, cơ thể sẽ càng bị lão hóa nhanh chóng, từ các cơ quan trong cơ thể cho tới não bộ khiến tình trạng rối loạn trí não về ghi nhớ, tập trung, tư duy. Do vậy, nếu người bệnh không được giám sát, khơi gợi trí nhớ sẽ dễ rơi vào tình trạng lãng quên hoàn toàn.

– Do bệnh tật: Suy giảm trí nhớ thường có thể là hệ lụy khi người bệnh bị chấn thương hoặc do các bệnh lý như viêm não, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer… Những tổn thường này có thể gây mất trí nhớ tạm thời hoặc dài hạn, khó ghi nhớ các thông tin và quên đi nhanh chóng.

– Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh: Dùng các loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài cũng là một trong những tác nhân gây ra suy giảm trí nhớ ở những người lớn tuổi. Đặc biệt, người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau, do đó rất dễ gây suy giảm trí nhớ.

Tìm hiểu thêm: Trí nhớ suy giảm: Những nguyên nhân thường gặp

Suy giảm trí nhớ ở người già cần lưu ý điều gì?

Tuổi tác, căng thẳng, lo âu, mất ngủ là những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

2. Biểu hiện suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, có thể kể đến một số dấu hiệu nhận biết như sau:

– Khó khăn trong công việc hàng ngày, bối rối khi mặc quần áo, nấu ăn hay vệ sinh cá nhân

– Nhiều lúc quên đi các từ đơn giản, khó mô tả, khó giao tiếp

– Thường quên địa điểm muốn đến hay đường về nhà, nhầm lẫn giữa ban ngày và ban đêm

– Thay đổi tâm trạng thất thường không lý do, ít bộc lộ cảm xúc hơn so với trước đây

– Cảm giác khó chịu, hờ hững, bồn chồn, dễ bị kích động trong các tình huống khác nhau

3. Biện pháp điều trị và phòng ngừa suy giảm trí nhớ

3.1 Đối với các trường hợp suy giảm trí nhớ do tuổi tác

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác vốn dĩ là một quá trình tự nhiên. Do vậy, những trường hợp này thường không cần phải điều trị bằng thuốc mà người bệnh chỉ cần áp dụng các biện pháp cải thiện các hoạt động trí não, luôn luyện tập khả năng ghi nhớ. Một số hoạt động được khuyến khích gồm:

– Thường xuyên đọc sách báo, giao tiếp xã hội, chơi cờ…

– Liệt kê danh sách công việc trong ngày cần làm để tránh quên việc, lập thời gian biểu cho công việc hàng ngày

– Người cao tuổi cũng nên lưu ý tạo một số thói quen dễ nhớ như: để mũ, chìa khóa ở một số nơi nhất định, lặp lại tên người vừa mới gặp, lưu giữ các tài liệu thông tin, hình ảnh ở nơi dễ nhớ.

– Tập thể dục thường xuyên: Đây cũng là một cách giúp ghi nhớ hiệu quả nhờ khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp oxy và dinh dưỡng cho não bộ.

3.1 Điều trị suy giảm trí nhớ ở người già do bệnh lý

Đối với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ được xác định là do bệnh lý gây ra cần điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Suy giảm trí nhớ nếu được phát hiện sớm vẫn có thể điều trị khỏi hoặc có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tùy từng bệnh lý bệnh nhân mắc phải mà các loại thuốc sử dụng hoặc các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trong các trường hợp này, bệnh nhân cần đi khám thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt các bệnh lý, từ đó cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Không chỉ vậy, để duy trì và tăng cường trí nhớ, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất sắt, phốt pho, kẽm, các vitamin nhóm B, các loại chất béo tốt hay dầu thực vật. Đặc biệt, đối với người cao tuổi cần tránh những căng thẳng, lo âu, mất ngủ…

Suy giảm trí nhớ ở người già cần lưu ý điều gì?

>>>>>Xem thêm: Đừng bỏ qua triệu chứng tai biến thoáng qua

Người già nên rèn luyện khả năng ghi nhớ, thường xuyên giao tiếp để cải thiện tình trạng hiệu quả

Suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi mặc dù phổ biến nhưng vẫn có thể cải thiện hiệu quả. Ngay khi phát hiện các triệu chứng hay quên ở bản thân hay người thân trong gia đình thì cần thăm khám ngay tại chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và có hướng điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *