Suy thận là triệu chứng thận làm việc kém, chức năng thận bị suy giảm, cơ thể không được bảo vệ do các chất độc và chất cặn thải không được bài tiết ra ngoài. Chất độc ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều vấn đề có hại cho cơ thể. Bệnh được chia làm nhiều cấp độ khác nhau là cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 để chỉ các mức độ nghiêm trọng khác nhau của suy thận. Vậy suy thận độ 2 là gì? Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Suy thận độ 2 là gì?
Suy thận cấp độ 2 được cho là giai đoạn suy thận có mức độ tổn thương từ 40% trở lên
Suy thận cấp độ 2 được cho là giai đoạn suy thận có mức độ tổn thương từ 40% trở lên. Suy thận độ 2 khó có thể phát hiện ngay thông qua các biểu hiện thông thường mà phải trải qua các xét nghiệm lọc máu chuyên nghiệp ở các cơ sở y tế thì mới có đủ các số liệu có thể phát hiện ra bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận. Các nguyên nhân đó có thể là do cơ địa bẩm sinh thận yếu, do ăn uống thất thường, ăn uống không đảm bảo, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng nuôi thận, cao huyết áp, tiểu đường, do bị va chạm gây tổn thương thận,…
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: 6 triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới cần đi khám
Suy thận độ 2 nếu được phát hiện sớm và điều trị từ sớm thì khả năng chữa khỏi khá cao
Triệu chứng suy thận ở mức độ nào cũng cần được điều trị triệt để, triệt tận gốc từ nguyên nhân gây suy thận đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình phục hồi thận, giúp thận khỏe mạnh.
Suy thận độ 2 nếu được phát hiện sớm và điều trị từ sớm thì khả năng chữa khỏi khá cao, tỉ lệ điều trị thất bại lớn nhất chỉ đạt xấp xỉ gần 10%. Suy thận độ 2 là ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận, ở mức độ này chưa có nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh thận không điều trị tốt khiến bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn 3, hay giai đoạn 4 thì rất khó chữa khỏi và ở giai đoạn 4 có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng là rất cao.
Chế độ sinh hoạt thường ngày cho bệnh suy thận độ 2
>>>>>Xem thêm: Lý giải những sai lầm trong cách điều trị sỏi thận
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi nghi ngờ suy thận
- Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến chuyển của bệnh, chú ý đến những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, hô hấp, nhịp tim, huyết áp, mạch cũng như những thay đổi khác.
- Kịp thời kiểm soát bệnh huyết áp cao, có ý nghĩa quan trọng với việc trì hoãn tốc độ phát triển của bệnh suy thận mạn tính.
- Người bệnh cần chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, thông thường cần phải nằm nghỉ đối với giai đoạn tiểu ít, tiểu nhiều, giai đoạn phục hồi cần vận động hợp lý.
- Chế độ ăn uống cần tiết chế tốt. Giai đoạn thiểu niệu cần hạn chế nước, muối, kali, phốt-pho và đạm, cung cấp nhiệt lượng vừa đủ để giảm sự phân hủy protein trong các mô. Những người không ăn được có thể bổ sung glucose, acid amin, nhũ tương chất béo, …qua đường tĩnh mạch.
- Phòng và chữa suy thận là chủ yếu phòng xuất huyết đường tiêu hóa, tránh đi tiểu quá nhiều và cổ trướng nhiều lần, phòng nhiễm trùng, lưu ý khi dùng các loại thuốc gây độc cho thận. Phòng ngừa và điều trị các rối loạn điện giải, bệnh não do gan, huyết áp thấp và các nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng khác.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.