Suy thận ở trẻ em là bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển và tương lai sau này của con trẻ. Do đó việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết đối với các ông bố bà mẹ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về suy thận.
Bạn đang đọc: Suy thận ở trẻ em: những điều cần biết
Suy thận ở trẻ em là gì?
Suy thận ở trẻ em có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Suy thận là một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Bệnh diễn biến nhanh và để lại những biến chứng rất nguy hiểm thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến tử vong.
Suy thận ở trẻ xuất hiện khi các chức năng của thận bị suy giảm một cách đột ngột. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đào thải độc tố, tạo máu, tổng hợp các dưỡng chất và tổng hợp vitamin D.
Nguyên nhân suy thận ở trẻ em
-
Yếu tố di truyền gây bệnh suy thận ở trẻ em
Theo thống kê tại Việt Nam có tới 40% trẻ mắc bệnh do dị tật bẩm sinh và 60% mắc bệnh thời kỳ niên thiếu. Hầu hết trẻ mắc bệnh dị tật bẩm do khi mang thai người mẹ mắc phải một số bệnh lý để lại di chứng cho trẻ.
-
Ỉa chảy, mất nước lỏng
Nếu tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị thay đổi chức năng đột ngột, cơ thể mất nước sẽ xanh xao, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng tới thận, bệnh sẽ nặng hơn dẫn tới tử vong nếu không kiểm soát kịp thời.
-
Mắc bệnh nhiễm trùng nặng
Xuất hiện khi trẻ mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng ở vùng thận hoặc tiết niệu. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng là suy thận.
-
Tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu
Những bệnh lý liên quan đến thận sẽ là nền tảng tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận. Cụ thể tình trạng tổn thương hai bên cầu thận và đường dẫn niệu sẽ khiến trẻ bị phù, cơ thể mệt mỏi,…Không những thế còn có thể gây ra biến chứng suy thận, teo thận, xơ hóa thận,…
-
Trẻ bị chấn thương
Trẻ bị chấn thương ở mức độ nặng và sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch với liều cao trong khoảng thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.
-
Sức đề kháng của trẻ thấp dẫn đến bệnh suy thận ở trẻ em
Vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng ở trẻ còn kém có thể khiến hoạt động của thận suy giảm. Bên cạnh đó sức đề kháng kém cũng là điều kiện thuân lợi để các loại vi khuẩn, vi trùng dễ thâm nhập vào cơ thể.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận ở trẻ em
Suy thận ở trẻ nhỏ cũng giống như ở người lớn, các triệu chứng thường tiến triển âm thầm và từ từ, khó có thể phát hiện. Tuy nhiên nếu trẻ có một số dấu hiệu dưới đây, hãy cho trẻ tới cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời:
- Chán ăn, ăn không ngon
- Bủn rủn chân tay: đây là tình trạng hay gặp nhất ở trẻ em, trẻ hay bị bủn rủn chân tay do lạnh, kèm theo là mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,..
- Hơi thở yếu, có mùi
- Phù nề: trẻ có dấu hiệu phù mắt sau khi thức dậy, sau vài ngày có thể sưng nhiều hơn và phù toàn cơ thể.
- Khó khăn khi đi tiểu, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu rắt,…nước tiểu có màu đục hoặc màu đỏ tùy vào mức độ của bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài làm trẻ khó chịu vì bị bí tiểu, không tiểu được.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận
Bệnh suy thận ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận, không những thế bệnh còn để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu, chức năng lọc máu suy giảm, lượng kali trong máu tăng dễ dẫn tới tử vong
- Chậm lớn
- Hệ thống miễn dịch suy giảm
- Khó khăn trong quá trình học tập và tư duy của trẻ kém phát triển hơn những trẻ khác.
- Dễ mắc các bệnh lí về tim mạch
Các phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận ở trẻ em
- Xét nghiệm máu: để xác định chức năng thận của trẻ em
- Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận, CT (cắt lớp vi tính) hay MRI (cộng hưởng từ).
Cách điều trị suy thận ở trẻ em
Điều trị y tế
Hiện nay, suy thận ở trẻ đang là một căn bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, thậm chí nặng hơn sẽ dẫn tới tử vong. Vì thế cần có phác đồ điều trị phù hợp với mức độ suy thận ở trẻ. Tùy từng tình trạng trẻ bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và sự tư vấn cần thiết. Suy thận ở trẻ em là vấn đề phức tạp, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị theo các phương pháp không được kiểm chứng, không tự ý cho trẻ uống thuốc để tránh làm bệnh tiến triển nặng. Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị
Người bệnh không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Cần cải thiện các bữa ăn của trẻ, bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ, tránh ăn dầu mỡ, ăn mặn, ăn hải sản,…Thay vào đó hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
- Hạn chế cho trẻ ăn những loại rau củ chứa nhiều kali như su hào, đu đủ,…
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Song song với việc điều trị với các bác sĩ chuyên khoa, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề khi trẻ mắc bệnh suy thận như:
- Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối vì dễ gây hiện tượng phù nề.
- Không sử dụng thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các loại hải sản vì chúng chứa nhiều chất đạm.
- Cần cho trẻ uống đủ 2 lít mỗi ngày, có thể sử dụng nước ép trái cây hoặc nước rau để thận được hoạt động đào thải tốt hơn
- Có một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung vitamin và chất xơ
- Khuyến khích trẻ tập thể dục, đi xe đạp, vận động nhiều tránh ngồi một chỗ quá lâu
Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh lý suy thận ở trẻ em. Tùy tình trạng và mức độ của trẻ, cha mẹ hãy liên hệ cơ sở y tế có đủ chuyên môn và năng lực phù hợp. Nên nhớ, phát hiện bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để điều trị thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.