Suy tuyến giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ 2% trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Suy tuyến giáp
1.Triệu chứng suy tuyến giáp
Khi bị suy tuyến giáp, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện như:
– Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém.
– Hội chứng da, niêm mạc: Da khô, vàng sáp, giảm tiết mồ hôi, rụng lông tóc, khàn giọng, lưỡi to, dày.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, da khô, rụng tóc…là những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh suy tuyến giáp
– Hội chứng thần kinh-cơ: chuột rút, yếu cơ, đau cơ.
– Triệu chứng thần kinh: chậm chạp, hay quên.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy tuyến giáp
Bệnh suy tuyến giáp thường được chia thành 2 nhóm nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân của suy giáp tiên phát
– Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto: là nguyên nhân thường gặp, có cơ chế bệnh lý tự miễn. Bệnh xảy ra ở phụ nữ trong 95% trường hợp, chủ yếu ở lứa tuổi 30-50. Về hình thái có thể có bướu giáp hoặc teo tuyến. Nhu mô tuyến giáp bị phá huỷ dần và cuối cùng dẫn đến suy giáp.
2.2. Nguyên nhân của suy giáp thứ phát
Do tổn thương tuyến yên gây giảm/mất khả năng sản xuất TSH do các nguyên nhân sau:
– Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.
Tìm hiểu thêm: Người bị suy thận kiêng gì? Những gì bạn nên biết
Suy tuyến giáp do nhiều nguyên nhân gây ra nên cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh
– Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.
– Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan).
3. Các xét nghiệm chẩn đoán suy tuyến giáp
– Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm máu, bao gồm: định lượng hormone tuyến yên (TSH), định lượng hormone tuyến giáp (FT3, FT4).
Suy giáp tiên phát: TSH tăng (chẩn đoán xác định khi TSH>20 µU/ml) , FT4 giảm.
Suy giáp thứ phát: TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm.
Ngoài ra cần làm một số xét nghiệm cơ bản như: công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, men gan, mỡ máu.
– Một số xét nghiệm về hình ảnh như làm siêu âm tuyến giáp, điện tâm đồ, chụp XQ tim-phổi, siêu âm tim.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm (chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp xạ hình tuyến giáp, làm xét nghiệm kháng thể…) để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đồng thời còn giúp phân biệt các nguyên nhân khác nhau gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Đường huyết tăng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Người bệnh sẽ được chỉ định làm những xét nghiệm cần thiết nhằm có phương pháp điều trị bệnh phù hợp
4. Cách phòng suy tuyến giáp
Bệnh suy tuyến giáp có thể phòng ngừa dễ dàng bằng nhiều biện pháp:
– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị có thai phải được làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp do ba tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi chưa hình thành tuyến giáp nên cần lượng hormon giáp lớn cho sự hình thành và phát triển của hệ thống thần kinh. Nếu trong quá trình này mà không được cung cấp đủ (do mẹ bị suy giáp nhưng điều trị không đủ liều) hoặc thiếu hoàn toàn (mẹ bị suy giáp song không được chẩn đoán và điều trị) thì đứa trẻ sinh ra dễ có nguy cơ kém phát triển trí tuệ, đần độn.
– Những người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) mắc bệnh suy giáp thì cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chẩn đoán sớm bệnh.