Tác động của vắc xin HPV đối với chu kỳ kinh nguyệt

Tiêm vắc xin HPV là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe phụ nữ khỏi ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan đến virus HPV như sùi mào gà, u nhú sinh dục,…. Tuy nhiên, một số phụ nữ có  thắc mắc là liệu tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa tiêm vắc xin HPV và chu kỳ kinh nguyệt, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của vắc xin này đối với sức khỏe phụ nữ.

Bạn đang đọc: Tác động của vắc xin HPV đối với chu kỳ kinh nguyệt

1. Giới thiệu vắc xin HPV và mục đích của tiêm chủng

Vắc xin phòng HPV (Human Papillomavirus) là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn bệnh ung thư cổ tử cung và các vấn đề sức khỏe liên quan đến virus HPV. HPV là một loại virus gây ra nhiều bệnh như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà và có mối liên quan với nhiều loại ung thư bao gồm ung thư cổ tử cung, âm hộ, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng,…

Virus HPV lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục, tiếp xúc da với da hoặc niêm mạc miệng, hầu họng, cũng như tiếp xúc với bộ phận sinh dục như dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm. Ngoài ra, nó cũng có thể lây truyền qua các phương tiện không liên quan đến tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót.

Tác động của vắc xin HPV đối với chu kỳ kinh nguyệt

Vắc xin phòng HPV là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan đến virus HPV

Tiêm vắc xin HPV là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm virus HPV nguy cơ cao. Đối tượng tiêm vắc xin được khuyến khích là trẻ em từ 9-26 tuổi. Việc tiêm phòng sớm giúp đảm bảo rằng họ được bảo vệ trước khi tiếp xúc với virus này.

Bên cạnh đó, ngoài việc bảo vệ phụ nữ, vắc xin HPV cũng có lợi cho nam giới, bởi nó giúp ngăn ngừa lây nhiễm và tác động tiêu cực của virus HPV đối với họ, bao gồm các căn bệnh và một số trường hợp ung thư.

2. Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

2.1. Mức độ ảnh hưởng của tiêm vắc xin HPV đến kinh nguyệt

Vắc xin HPV được thiết kế để bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus HPV gây bệnh sinh dục. Khi tiêm phòng vắc xin HPV, có một câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm là vắc xin này có làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hay không.

Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là cách bảo vệ bạn khỏi ung thư

Tác động của vắc xin HPV đối với chu kỳ kinh nguyệt

Tiêm vắc xin HPV ảnh hưởng đến kinh nguyệt  là vấn đề nhiều chị em quan tâm

Hiện tại, không có bằng chứng hay nghiên cứu nào cho thấy tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi chị em gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin HPV, nguyên nhân rất có thể là một trong những điều dưới đây.

– Stress và tâm lý: Tình trạng căng thẳng, lo âu và stress có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

– Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Thay đổi cân nhanh chóng có thể làm ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

– Các vấn đề sức khỏe nữ: Các bệnh lý nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc u xơ tử cung có thể tác động đến chu kỳ kinh.

– Do sử dụng thuốc hoặc hormone: Việc sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc khẩn cấp có thể làm thay đổi chu kỳ kinh của bạn.

– Mang thai: Chu kỳ kinh bị ngừng hoàn toàn trong suốt thời kỳ mang thai.

– Bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm: Các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm trong vùng phụ khoa có thể tác động đến chu kỳ kinh.

Khi gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, nhất là khi rối loạn kéo dài, chị em nên chủ động thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm bất thường (nếu có) và được hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời.

2.2. Tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin phòng ngừa HPV

Tương tự như nhiều loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin phòng virus HPV, cơ thể có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng với vắc xin. Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin phòng ngừa HPV bao gồm:

– Tại vị trí tiêm bị sưng, đỏ, bầm tím – đây là một tác dụng phụ phổ biến.

– Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác đau đầu sau tiêm vắc xin HPV.

– Sốt: Sốt là một phản ứng  thường xảy ra sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, sốt sau tiêm vắc xin HPV thường là sốt nhẹ, tạm thời và ít nghiêm trọng.

– Chóng mặt: Một số ngườisau khi tiêm vắc xin HPV có thể bị chóng mặt.

– Buồn nôn: Buồn nôn là một tác dụng phụ khá phổ biến sau tiêm vắc xin HPV.

– Đau nhẹ ở vùng ngón tay, bàn tay, cánh tay, ngón chân, bàn chân, chân.

Ngoài ra, có một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin HPV, bao gồm:

– Phát ban, đỏ, ngứa.

– Khó thở: Tuy hiếm, nhưng một số trường hợp có thể gặp khó thở sau tiêm vắc xin HPV.

Nên lưu ý rằng, tác dụng phụ thường là tạm thời và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua bất kỳ tác dụng phụ nào sau tiêm vắc xin HPV và lo lắng về chúng, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và kiểm tra chi tiết.

Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng của bạn, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, họ sẽ hướng dẫn bạn về cách xử lý và điều trị thích hợp.

3. Tiêm vắc xin HPV an toàn tại TCI uy tín, an toàn

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tuân thủ các hướng dẫn/quy định y tế của chính phủ và tổ chức y tế quốc gia, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn cho hàng triệu khách hàng.

Tác động của vắc xin HPV đối với chu kỳ kinh nguyệt

>>>>>Xem thêm: Tiêm 5 trong 1: Phác đồ và cách xử lý khi trẻ gặp tác dụng phụ

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm chủng uy tín

Các khách hàng đến tiêm chủng tại TCI đều được khám sàng lọc trước tiêm, thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, theo dõi sau tiêm và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm đầy đủ. Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc xin về nhà, nếu người tiêm gặp bất cứ phản ứng phụ nào cần hướng dẫn/hỗ trợ từ nhân viên y tế, đều có thể liên hệ ngay tới hotline Phòng tiêm chủng để được hỗ trợ.

Hiện tại, Thu Cúc TCI đang cung cấp cả hai loại vắc xin HPV phổ biến là Gardasil và Gardasil 9. Để đặt lịch tiêm chủng an toàn và nhanh chóng, bạn vui lòng liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *