Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra, chích ngừa vắc xin HPV đầy đủ và đúng lịch là vô cùng cần thiết để bạn tự bảo vệ sức khỏe mình trước những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên cũng giống như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm HPV bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn khiến bạn lo lắng. Vậy tác dụng phụ của tiêm HPV là gì, có nguy hiểm không và làm sao để kiểm soát? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của tiêm vắc xin HPV là gì? Làm sao để kiểm soát?
1. Tìm hiểu về vắc xin HPV
Vắc xin xin HPV là vắc xin giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi rút gây u nhú ở người – vi rút HPV (Human Papilloma Virus).
Tiêm vắc xin xin HPV giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi rút HPV
Hiện nay ở Việt Nam phổ biến 2 loại vắc xin HPV là vắc xin HPV Gardasil 9 và vắc xin HPV Gardasil:
– Vắc xin HPV Gardasil-9 giúp ngăn ngừa 9 tuýp HPV gồm HPV tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và tuýp 58.
– Vắc xin HPV Gardasil giúp ngăn ngừa 4 tuýp HPV gồm tuýp 6, 11, 16 và tuýp 18.
Tiêm phòng HPV đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp bạn phòng ngừa được những bệnh nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,..
2. Lịch tiêm phòng vắc xin HPV
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trẻ em trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi nên tiêm vắc xin HPV đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ cơ thể trước khi phơi nhiễm với loại vi rút này. Lịch tiêm cụ thể của từng loại vắc xin HPV như sau:
Đối với vắc xin Gardasil-9, chỉ định tiêm cho cả nam giới và nữ giới tuổi từ 9 đến dưới 27, phác đồ tiêm tùy theo từng lứa tuổi.
Người từ 9 đến dưới 15 tuổi, có thể tiêm phác đồ 2 mũi hoặc phác đồ 3 mũi.
– Phác đồ 2 mũi, mũi 2 tiêm cách mũi 1 từ 6 – 12 tháng.
– Phác đồ 3 mũi, mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 2 tháng, mũi 3 tiêm cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
Người từ 15 đến dưới 27 tuổi, có thể tiêm theo 2 phác đồ là phác đồ 3 mũi hoặc phác đồ tiêm nhanh.
– Phác đồ 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
– Phác đồ tiêm nhanh, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
Đối với vắc xin Gardasil, chỉ định tiêm cho nữ từ 9 – 26 tuổi, tiêm theo phác đồ 3 mũi.
– Phác đồ 3 mũi của vắc xin Gardasil, mũi 2 tiêm sau mũi 1 thời gian 1 tháng, mũi 3 tiêm sau mũi 2 thời gian 4 tháng.
3.Tác dụng phụ của tiêm HPV
Cũng giống như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm HPV, người tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có sự đáp ứng với vắc xin.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp sau khi tiêm HPV là:
– Vị trí tiêm bị sưng, đỏ, bầm tím.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vacxin 6 trong 1 – Nguy cơ sốt và cách xử trí!
Sưng, đỏ, bầm tím tại vị trí tiêm là một trong những tác dụng phụ của tiêm HPV
– Đau đầu.
– Sốt.
– Chóng mặt.
– Buồn nôn.
– Đau nhẹ ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, ngón chân, bàn chân, chân.
– Đau cơ và khớp nhẹ.
Các tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm HPV bao gồm:
– Phát ban, đỏ, ngứa.
– Khó thở.
Khoảng 3 trên 1.000.000 người sau tiêm HPV có thể có phản ứng dị ứng.
4. Làm thế nào để kiểm soát tác dụng phụ của vắc xin HPV?
Các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin HPV hầu hết đều xảy ra ngay lập tức và không có khả năng gây ra bất cứ biến chứng sức khỏe lâu dài nào. Nếu cảm thấy mình đang gặp các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin HPV, hãy liên hệ ngay với bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử trí kịp thời trong trường hợp cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Thông tin về mũi vắc xin 6 trong 1 và đăng ký tiêm chủng
Nếu gặp tác dụng phụ, bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt
Ngoài ra, với các triệu chứng nhẹ thường gặp, bạn cũng có thể khắc phục tác dụng phụ bằng một số cách dưới đây:
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đủ chất để cơ thể nhanh phục hồi, giúp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,.. chóng thuyên giảm.
– Nếu cánh tay bị đau, khu vực quanh vị trí tiêm chuyển sang màu đỏ, thông thường triệu chứng sẽ dần biết mất sau 2 ngày. Nhưng để giúp tình trạng nhanh biến mất, bạn có thể vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu tới khu vực này giúp nhanh chóng phục hồi. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm giảm tình trạng đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 2 ngày, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để hỏi ý kiến.
– Nếu bạn bị sốt nhẹ, đây là phản ứng phụ cho thấy có thể đang bắt đầu sản xuất ra kháng thể bảo vệ bản khỏi nhiễm trùng. Để kiểm soát cơn sốt, hãy giữ cho cơ thể được mát mẻ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn,… Nếu bị sốt cao không cắt, cơn sốt kéo dài trên 3 ngày, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử trí.
– Với các phản ứng phụ hiếm gặp, phát ban, đỏ, ngứa, khó thở, bạn cần đến ngay bệnh viện để được giúp đỡ, không nên để tình trạng kéo dài.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin HPV, tác dụng phụ của tiêm HPV và cách xử trí khi cần thiết. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu có câu hỏi về vắc xin HPV mong muốn được giải đáp hoặc có nhu cầu tiêm phòng vắc xin, vui lòng liên hệ với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Hiện nay, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Phòng tiêm có cung cấp đầy đủ vắc xin cho mọi lứa tuổi như trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai,… Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất uy tín, đảm bảo an toàn tiêm chủng cho người dân.
Bên cạnh đó, quy trình tiêm chủng tại TCI cũng được thực hiện nghiêm chỉnh, chuyên nghiệp, đầy đủ các bước gồm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…, chức năng cấp cứu cũng được đảm bảo đáp ứng kịp thời, khi người dân đến tiêm có thể hoàn toàn yên tâm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.