Lao phổi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao cũng có thể lan từ phổi đến các cơ quan khác trong cùng cơ thể, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy tác hại của bệnh lao phổi gồm những gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời cụ thể.
Bạn đang đọc: Tác hại của bệnh lao phổi và những lưu ý trong điều trị
1. Bệnh lao phổi là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên tại phổi của bệnh nhân. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lao có tên khoa học Mycobacterium tuberculosis, lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ và lây cho người tiếp xúc gần.Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây ra và tấn công vào các mô và cơ quan của cơ thể, đặc biệt là phổi. Loại virus này có thể tấn công nhiều cơ quan khác như: xương, khớp, não, gan…
Những triệu chứng của bệnh có thể bao gồm: đau ngực, khó thở, ho, sốt, mệt mỏi… Lao phổi là bệnh lý có khả năng lây nhiễm nhanh và rộng. Người mắc bệnh lao tiềm ẩn không có nguy cơ truyền nhiễm hay triệu chứng là bởi hệ thống miễn dịch của họ bảo vệ cơ thể tốt khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.
Tuy nhiên với những người có hệ thống đề kháng kém, vi khuẩn lao có thể tấn công mạnh mẽ và biến chuyển thành bệnh lao. Sau đó, bệnh phát ra những triệu chứng rõ rệt và có khả năng lây lan cho người khác.
Bởi đây là bệnh truyền nhiễm dễ lây và khó kiểm soát kể cả khi đã được phòng ngừa, người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm lao phổi qua tiếp xúc một vài lần hoặc thậm chí chỉ một lần. Bởi vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào hệ hô hấp nhanh chóng và phát triển thành bệnh, gây tổn thương phổi và hệ hô hấp.
Nếu không điều trị sớm và kip thời, người bệnh có thể gặp phải những hệ lụy về sức khỏe khó lường, thậm chí tử vong. Do đó, ngay từ khi chào đời, mỗi người cần được tiêm vắc xin lao.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi và cách điều trị bệnh
2.1 Những tác hại khó lường của bệnh lao phổi
Bệnh nhân lao phổi nếu không có sự hợp tác, không tuân thủ các phương pháp điều trị có thể dẫn tới ảnh hưởng tính mạng: Những hậu quả nghiêm trọng do lao phổi gây ra bao gồm:
– Tràn dịch màng phổi:
Nếu khoang màng phổi khỏe mạnh sẽ không có khí hay dịch. Tuy nhiên, khi có tình trạng tràn dịch màng phổi, dịch dễ bị ứ đọng trong khoang màng phổi. Còn tình trạng tràn khí màng phổi là khi khí tràn đầy trong khoang phổi, cản trở và làm giảm chức năng hô hấp.
Tác động của vi khuẩn lao có thể khiến dịch trong khoang màng phổi tràn ra ồ ạt. Nếu dịch tràn quá nhiều có thể khiến phổi bị ép, thể tích phổi còn rất nhỏ không đủ để cung cấp không khí cho cơ thể. Điều này khiến người bệnh có thể bị ngạt thở hoặc tử vong. Vì vậy cần xử lý nhanh chóng để khai thông đường thở cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen suyễn
– Xơ phổi:
Đây cũng là biến chứng đáng lo ngại của bệnh lao phổi. Bởi khi vi khuẩn lao phá hủy môi trường phổi có thể làm hỏng thùy nhỏ của phổi hoặc toàn bộ một bên phổi. Điều này khiến phổi có thể bị thủng lỗ chỗ và không thể phục hồi. Chức năng trao đổi khí của cơ thể bị ảnh hưởng làm người bệnh suy hô hấp và tử vong.
– Ho ra máu:
Người bệnh lao phổi có thể bị ho và khạc ra máu và khi vi khuẩn lao tấn công vào phổi và phá hủy phổi gây thủng mạch máu. Ho ra máu do lao phổi thường không tự cầm được, hoặc chảy máu trên diện rộng. Vì vậy, người bệnh sẽ chảy máu đến một mức độ nhất định mới khạc ra được. Đây là tình trạng cấp cứu nội khoa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Đặc biệt khi vi khuẩn lao phá hủy mạch máu lớn sẽ khiến máu có thể chảy ồ ạt.
2.2 Ngăn những tác hại của bệnh lao phổi bằng cách nào?
Bệnh lao phổi cần được chẩn đoán và điều trị tại chuyên khoa hô hấp. Bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm đờm vào thời gian sau tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của đợt điều trị tấn công; sau đó là tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 8.
Điều trị bệnh lao phổi là một quá trình dài và cần duy trì liên tục. Người bệnh cần uống thuốc đúng liều, đều đặn, đầy đủ thời gian theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tối ưu. Với đa số trường hợp sau khoảng vài tuần điều trị, sức khỏe của người bệnh có thể được cải thiện. Nhưng nếu dừng điều trị giữa chừng có thể dẫn tới kháng thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị.
Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ ổ lao ở phổi, tránh tình trạng chèn ép phổi dẫn tới tổn thương nặng nề. Những thủ thuật dẫn lưu có thể sử dụng là: dẫn lưu hang lao, mở hang lao, phục hồi chức năng ở phổi…
Phẫu thuật để điều trị bệnh là một cuộc phẫu thuật lớn nên người bệnh cần chuẩn bị tốt. Đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng cần có sự can thiệp của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: 6 triệu chứng cảnh báo phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3 Những lưu ý cho người bệnh lao phổi trong quá trình điều trị
Lao phổi cần được phát hiện sớm và điều trị với chế độ phù hợp cho từng ca bệnh. Những lưu ý quan trọng cho người bệnh trong quá trình điều trị lao phổi gồm:
– Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đều đặn và thăm khám định kỳ để điều chỉnh thuốc phù hợp
– Nếu nhận thấy tác dụng phụ của thuốc (hoa mắt, chóng mặt, vàng mắt, vàng da…) cần chia sẻ với bác sĩ để điều chỉnh lại
– Không hút thuốc lá, rượu bia trong quá trình điều trị
– Phòng lây nhiễm cho những người xung quanh: che miệng và quay mặt đi khi hắt hơi hoặc ho, không xả đờm bừa bãi, ngủ riêng ở phòng có không khí tốt. Bên cạnh đó cũng nên cho người thân trong gia đình đi thăm khám xem có nhiễm bệnh không để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về tác hại của bệnh lao phổi mà mọi người nên biết để có sự phòng ngừa, thăm khám và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.