Cuộc sống hiện đại, tiện lợi và dư giả khiến nhiều cha mẹ chiều con quá mức trong chế độ ăn uống dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ. Mặc dù vậy không phải ai cũng biết đến tác hại của béo phì đối với trẻ em. Cha mẹ cần tìm hiểu để sớm các biện pháp dự phòng ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ.
Bạn đang đọc: Tác hại của béo phì đối với trẻ em
Tác hại của béo phì đối với trẻ em
Con ăn được là tốt, đây là điều mà bậc làm cha mẹ nào cũng mong mỏi. Cũng nhiều người nghĩ rằng trẻ béo mới đáng yêu, béo là tốt. Tuy nhiên, các mẹ sẽ sai lầm nếu để con béo phì, bởi béo phì sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe như:
Rối loạn tâm lý: khi bé bắt đầu đi học, sẽ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Nếu tình trạng này kéo dài gây rối loạn tâm lý ở trẻ thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Trẻ béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Rối loạn hormone và dễ mắc các bệnh hội chứng chuyển hóa: trẻ béo phì sẽ dễ dậy thì sớm, bé gái dễ bị vô kinh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Nguyên nhân là do thường xuyên dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể (chủ yếu qua đường ăn uống như thức ăn nhanh, nước có gas), khiến insulin luôn trong tình trạng cao đột biến. Sự tăng tiết insulin nhưng bị khối mỡ ức chế hoạt động nên đường huyết tăng gây ra tiểu đường type II.
Rối loạn tiêu hóa: trẻ dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm do bé hấp thu quá nhiều đường và chất béo gây tích tụ lại trong gan
Cao huyết áp: khoảng 20-30% trẻ béo phì có dấu hiệu bị cao huyết áp.
Thoái hóa khớp: Trẻ béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là khớp gối chịu do thường xuyên chịu áp lực từ thể trọng quá nặng.
Nguy cơ bệnh tim mạch cao: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị béo phì có nguy cơ bị xơ vữa động mạch gấp 7,3 lần, bệnh động mạch vành tăng gấp 1,8 lần, tử vong do bệnh viêm mạch vành, nhồi máu cơ tim tăng gấp 2,3 lần so với trẻ có mức cân nặng bình thường.
Dinh dưỡng và luyện tập hạn chế béo phì cho trẻ
Khi trẻ bị béo phì cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và khích lệ trẻ tăng cường tập luyện với một vài lưu ý như sau:
Tìm hiểu thêm: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần phù hợp và đầy đủ dưỡng chất cần thiết
Chăm sóc dinh dưỡng: Trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng. Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo, nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), hoa quả chứa nhiều đường như mít, chuối chín…
Khi chế biến thức ăn cho con, các bậc phụ huynh cần hạn chế các món quay, xào, rán, mà nên làm các món hấp, luộc… Cũng cần cho trẻ chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nên ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ và không ăn đồ ăn vặt.
Hoạt động thể lực: Ở trẻ lớn và tuổi vị thành niên nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội… hạn chế xem tivi, trò chơi chơi điện tử và tránh thức quá khuya.
Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng chiều cao, để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.