Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với thể chất và tinh thần của mỗi người. Đặc biệt nếu tình trạng mất ngủ kéo dài mà không được điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu hơn về tác hại của mất ngủ và cách cải thiện tình trạng.
Bạn đang đọc: Tác hại của mất ngủ: Những mối nguy tiềm tàng
1. Tìm hiểu tác hại của mất ngủ
Giấc ngủ tốt sẽ giúp cho não bộ, cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Khi ngủ đủ sẽ loại bỏ được căng thẳng, tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung. Vì thể khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, con người sẽ đối mặt với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.1. Tác hại của mất ngủ – sự tập trung giảm sút
Ai đã từng mất ngủ, ngủ chập chờn cũng hiểu sáng hôm sau cơ thể uể oải, mệt mỏi như thế nào. Nếu tình trạng đó kéo dài thì sẽ khiến trí nhớ suy giảm, khó tập trung để làm việc hay học tập. Khả năng nhận thông tin và xử lý tình huống cũng chậm chạp và khó khăn hơn.
Ngủ không đủ sẽ khiến người bệnh ngủ gà ngủ gật, không thể tập trung làm việc hay học tập
1.2. Tác hại của mất ngủ với sắc đẹp – dễ tăng cân, thúc đẩy quá trình lão hóa
Khi mất ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ dễ căng thẳng và mệt mỏi, các cơ quan không thể vận hành trơn tru và đảm nhận hết chức năng vốn có. Do đó calo không được tiêu hao khiến mỡ thừa dễ bị tích tụ hơn.
Mặt khác, mất ngủ còn khiến não bộ hoạt động nhiều ở khu vực liên quan đến ăn uống. Đây chính là nguyên nhân nhiều người thích ăn đêm đặc biệt là món chiên rán nhiều dầu mỡ. Kết quả là nhanh chóng tăng cân thậm chí thừa cân, béo phì.
Thức khuya cũng tác động đến quá trình tái tạo và điều tiết tế bào da diễn ra thất thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của làn da. Những người thiếu ngủ, ngủ không sâu thường gây sạm da, nhợt nhạt, mắt thâm quầng do lưu lượng máu lưu thông giảm.
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng tác động đến chức năng bảo vệ tự nhiên của da nên khiến da nhạy cảm và khô hơn. Kết quả của tình trạng này là lớp biểu bì yếu hơn, suy giảm khả năng tự bảo vệ của da.
1.3. Ảnh hưởng đến tim mạch
Thường xuyên mất ngủ khiến hệ thần kinh giao cảm phải tăng cường hoạt động, mạch máu co lại và huyết áp tăng. Tất cả những điều này gây áp lực lên hệ tim mạch, lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của tim. Ngoài ra, mất ngủ còn làm cho cơ thể mất cân bằng, tăng tiết insulin để ổn định đường huyết nên tim mạch cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
1.4. Mất ngủ khiến tâm lý bị rối loạn
Khi ngủ không ngon, không sâu, cơ thể sẽ mệt mỏi và sinh ra cáu gắt, bực tức với những người xung quanh. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe tâm thần cũng ảnh hưởng nên sinh ra âu lo, tự kỷ, trầm cảm, …
Tìm hiểu thêm: Xử lý khi bị nhồi máu cơ tim nguy cơ tái đi tái lại rất ca
Mất ngủ khiến con người dễ nổi nóng, bực tức vô cớ với người xung quanh
1.5. Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ bị ung thư
Đây là một trong những tác hại của mất ngủ nguy hiểm nhất. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư vú. Không những thế, người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cũng đối mặt với nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Nguyên nhân là do sự hạn chế sản xuất của hormone melatonin trong khi ngủ có tác dụng chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
1.6. Mất ngủ đồng thời làm tăng nguy cơ vô sinh
Theo nghiên cứu, mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải phóng hormone kích thích rụng trứng ở phụ nữ. Với nam giới, mất ngủ kéo dài làm giảm cả số lượng và chất lượng của tinh trùng.
2. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh nên chú ý điều gì?
2.1. Người bị mất ngủ nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác
Tóm lại, mất ngủ dù ngắn hạn hay dài hạn đều cần phải thăm khám và điều trị sớm. Khi mất ngủ đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu, … người bệnh càng nên cẩn trọng vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngay khi có dấu hiệu ngủ không sâu, trằn trọc, nên đến chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.
2.2. Mất ngủ nên ăn những thực phẩm gì?
Thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 tích cực tổng hợp và sản sinh ra serotonin – chất giúp cải thiện và cân bằng giấc ngủ. Do vậy người bị mất ngủ nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dồi dào vitamin B6 như:
– Cá hồi
– Cá ngừ
– Khoai tây
– Thịt bò
– Trứng
– Ức gà
– Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, …
Thực phẩm giàu magie
Khoáng chất Magie đem lại cảm giác thư giãn cho cơ thể, đồng thời chống căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn. Người bệnh có thể bổ sung magie qua các loại thực phẩm là:
– Bơ
– Hạt: hạnh nhân, hạt điều
– Chuối
– Rau cải xanh
– Cá béo
– Đậu phụ
– Socola đen
>>>>>Xem thêm: Lưu ý để sơ cứu người bệnh đột quỵ an toàn
Rau xanh tốt cho sức khỏe nói chung và cải thiện chất lượng giấc ngủ nói riêng
Kiwi
Đây là loại trái cây giàu các dưỡng chất tốt cho giấc ngủ bao gồm: vitamin, folate và serotonin.
Sen
Sen từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm có công dụng an thần, giảm đau đầu, mệt mỏi căng thẳng, hỗ trợ ngủ ngon. Người bị mất ngủ có thể ăn hạt sen, tâm sen, củ sen để cải thiện chứng mất ngủ của mình.
2.3. Người bị mất ngủ nên hạn chế những thực phẩm nào?
Vitamin C
Người bệnh mất ngủ không nên hấp thụ quá nhiều vitamin C trong một ngày. Đặc biệt ăn trái cây chứa nhiều vitamin C vào buổi tối khiến não tỉnh táo nên khó đi vào giấc ngủ và gây khó ngủ.
Thức ăn nhiều vị cay nóng
Đồ ăn cay nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và gây ra hiện tượng mất ngủ khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ cay nóng vào bữa tối cũng gây ra chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, điều này gây khó chịu cho người bệnh. Từ đó cũng gây trằn trọc, ngủ không ngon
Thức ăn quá nhiều nước như canh, cháo loãng, súp
Bàng quang bị đầy và quá trình lọc thận thúc đẩy liên tục khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Do đó, vào chiều tối người đang mất ngủ không nên uống nhiều nước. Vào bữa tối không nên ăn quá nhiều món canh hay súp để tránh thức giấc để đi vệ sinh.
Cà phê, trà
Những thức uống này đem lại cảm giác tỉnh táo nhưng không phù hợp với người đang bị mất ngủ, khó ngủ. Nếu muốn hạn chế tình trạng trằn trọc, thao thức trước khi ngủ, bạn nên hạn chế uống cà phê, trà hay các thức uống chứa caffeine.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.