Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung mà còn kéo theo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tham khảo bài viết dưới đây để biết mất ngủ lâu ngày gây ra những tác hại khủng khiếp nào và cách xử trí là gì?
Bạn đang đọc: Tác hại do mất ngủ lâu ngày gây ra
1. Mất ngủ lâu ngày là như thế nào?
Nhiều người bị mất ngủ nhưng không biết mình bị mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mạn tính.
Mất ngủ cấp tính hay còn gọi mất ngủ ngắn hạn hoặc mất ngủ tạm thời. Đây là tình trạng mất ngủ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Một số chuyên gia cho biết chi tiết hơn: nếu bạn ngủ mỗi đêm ít hơn 5 giờ và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày/tuần trong vòng 1 tháng thì được gọi là mất ngủ.
Mất ngủ cấp tính thường xuất hiện ở người trẻ. Xuất hiện sau sang chấn về tinh thần, áp lực công việc, hoặc sau khi một số bệnh lý cấp tính như sốt, tiêu chảy,.. diễn ra.
Mất ngủ mạn tính hay còn gọi mất ngủ lâu ngày (mất ngủ kéo dài) là tình trạng mất ngủ với biểu hiện như mất ngủ cấp tính (mỗi đêm ít hơn 5 giờ và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày/tuần) nhưng kéo dài từ 1 tháng trở lên. Mất ngủ kéo dài là vấn đề bệnh tật, vì chúng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
2. Tác hại của mất ngủ lâu ngày
Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể:
2.1 Da xấu và lão hóa nhanh do mất ngủ lâu ngày
Mất ngủ dễ gây sạm da, da nổi nhiều mụn, vùng da mắt thâm quầng gây mất thẩm mỹ. Da yếu cũng dễ gây các bệnh lý về da.
2.2 Rối loạn tâm lý
Mất ngủ kéo dài dễ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ cáu gắt, nổi nóng, nhạy cảm,…
2.3 Suy giảm sinh lý do mất ngủ lâu ngày
Mất ngủ kéo dài khiến nam giới giảm ham muốn, nữ giới dễ rối loạn nội tiết tố làm giảm ham muốn tình dục.
2.4 Suy giảm nhận thức
Mất ngủ khiến não bộ hoạt động chậm chạp hơn, khó tập trung, suy giảm nhận thức.
2.4 Bệnh lý về tim mạch, huyết áp
Mất ngủ kéo dài khiến tim phải hoạt động liên tục dễ dẫn đến quá sức gây ra các bệnh lý về tim mạch. Khi tim phải làm việc nhiều, co bóp máu liên tục đến các cơ quan khiến huyết áp cũng tăng. Những người mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp không nên thức khuya và khi có triệu chứng mất ngủ cần đi thăm khám bác sĩ để được điều trị, cải thiện, ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hoặc đột tử (nhồi máu cơ tim).
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để hạn chế mất ngủ liên tục?
2.5 Đột quỵ do mất ngủ lâu ngày
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não). Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não (đột quỵ dạng thiếu máu não) hoặc đột quỵ xuất huyết (đột quỵ do vỡ mạch máu não). Đây đều là trường hợp y khoa cần cấp cứu nhanh chóng “thời gian là não” nếu không người bệnh dễ nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề sau này.
3. Điều trị mất ngủ lâu ngày như thế nào?
Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên áp dụng các phương pháp trị mất ngủ không sử dụng thuốc như sau:
– Vệ sinh giấc ngủ: Điều chỉnh các thói quen, cách sống một cách lành mạnh như: ngủ và dậy đúng giờ; tạo không gian ngủ thoải mái nhất với nhiệt độ phòng phù hợp, sạch sẽ, yên tĩnh; tránh tiếng ồn và ánh sáng quá nhiều; hạn chế sử dụng điện thoại, các chất kích thích trước khi ngủ; không ăn quá no và ăn các chất khó tiêu trước khi ngủ; tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ như thiền hoặc yoga; sử dụng một số thảo dược giúp dễ ngủ như: trà hoa cúc mật ong, Cúc kim, nhân trần,…
– Nếu việc sử dụng các biện pháp trên mà vẫn chưa cải thiện được giấc ngủ, bạn nên đi khám với bác sĩ để được chỉ định sử dụng một số loại thuốc an thần kinh, thuốc ngủ hoặc một số thuốc chống trầm cảm để cải thiện và điều trị. Các loại thuốc này cần phải được thăm khám và có chỉ định sử dụng từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng vì có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn và nguy cơ phụ thuộc vào thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Có đến 1/3 thời gian trong cuộc đời của bạn dành cho việc ngủ, nếu bị mất ngủ kéo dài não bộ sẽ không có thời gian để hồi phục và sửa chữa những khuyết điểm. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng lịch trình ngủ đảm bảo đủ thời và chất lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm
Ngày nay, mất ngủ có thể do yếu tố về tâm lý đặc biệt là bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng ở giới trẻ hiện nay. Theo thống kê, có đến 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ. Ngoài ra, mất ngủ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác mà bạn không biết. Hãy lựa chọn đơn vị y tế uy tín có chuyên khoa Nội thần kinh để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám, sàng lọc các vấn đề trong và ngoài não, tìm ra nguyên nhân gây chứng mất ngủ kéo dài và xây dựng phác đồ điều trị. Mất ngủ kéo dài sẽ “bào mòn” cơ thể bạn, do đó đừng chủ quan với sức khỏe của chính mình. Khi cơ thể lên tiếng: mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc, ngủ hay mê sảng, mộng du, …. hay đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt.