Tắc ruột bã thức ăn thường gặp ở đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ khiến người bệnh phải điều trị cấp cứu ngoại khoa. Vậy những loại thực phẩm nào dễ gây tắc ruột, cần lưu ý điều gì khi ăn uống để tránh bị tắc ruột do bã thức ăn?
Bạn đang đọc: Tắc ruột bã thức ăn
Tắc ruột là tình trạng thức ăn trong lòng ruột bị tắc nghẽn lại, không thể di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Nếu không được điều trị và xử lý kịp thời người bệnh sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc.
Tắc ruột xảy ra do 2 nguyên nhân là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.
Tắc ruột do bã thức ăn là một dạng thuộc tắc ruột cơ học. Tắc ruột do bã thức ăn khó chẩn đoán do triệu chứng bệnh không rõ ràng và thường thay đổi.
Tại sao hình thành khối bã thức ăn gây tắc ruột?
Theo các bác sĩ, đa số các trường hợp bị tắc ruột do bã thức ăn đều là trẻ em hoặc người già.
Giải thích lí do xuất hiện khối bã thức ăn gây tắc ruột, các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết khối bã thức ăn thường hình thành do người bệnh ăn phải những loại thực phẩm có nhiều chất tanin như: hồng ngâm, ổi, sung, hạt hoa quả, … và các loại thực phẩm khó tiêu hóa, có nhiều chất bã xơ, sợi dai như: măng, mít, kẹo cao su,… Tannin và chất xơ khi gặp môi trường axit trong dạ dày sẽ gây phản ứng kết tủa, vón lại thành khối bã rắn chắc. Kết quả là người bệnh đau bụng, buồn nôn, không đại tiểu tiện được, … vì bị tắc ruột.
Cũng cần chú ý là ngoài nguyên nhân thức ăn khó tiêu, thì chính thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng làm tăng nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn.
Hầu hết trường hợp bị tắc ruột do bã thức ăn sẽ được phẫu thuật thông ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau.
Tìm hiểu thêm: Nuốt vướng và hôi miệng: Có phải do trào ngược dạ dày?
>>>>>Xem thêm: Điều trị sỏi đường mật và những lưu ý cần biết
Bã thức ăn được chia thành 4 loại
Loại 1- Phytobezoar: bã thức ăn hình thành từ loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thành phần chủ yếu là chất xơ, bã, tannin. (phyto- thực vật)
Loại 2- Tricobezoar: Cục bã thức ăn có thành phần là lông tóc, chất tổng hợp, thường hay gặp ở các trường hợp bị tâm thần.
Loại 3- Pharmabezoar: Cục bã thức ăn có nguồn gốc thuốc như vỏ thuốc viên, thuốc có thành phần là aluminum (nhôm)
Loại 4- Lactobezoar: Cục bã thức ăn có nguồn gốc từ sữa, thường gặp ở các trường hợp trẻ ăn sữa công thức.
Phòng ngừa nguy cơ bị tắc ruột do bã thức ăn
Tắc ruột do bã thức ăn có thể được phòng ngừa với những nguyên tắc sau:
- Nấu chín, ninh nhừ các loại thức ăn có nhiều chất xơ, dai như măng, gân bò,…
- Nhai kỹ, ăn chậm
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều bã, xơ
- Không ăn các loại trái cây có nhiều chất tannin khi đói
- Nên uống ít nhất là 2 lít nước/ngày
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày kích thích hệ tiêu hóa
Khuyến cáo
Nên đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để xử lý chứng tắc ruột do bã thức ăn.
Không được tự ý chữa tắc ruột do bã thức ăn bằng các loại thuốc tây, thuốc đông y hay các bài thuốc dân gian khi chưa được bác sĩ chỉ định vì việc này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân do chữa sai cách.
Trên đây là những thông tin tham khảo về chứng tắc ruột do bã thức ăn. Nếu cần thêm thông tin về bệnh tắc ruột hoặc cần thăm khám các bệnh về tiêu hóa, các bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc tại địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc hotline 1900 558892 để được tư vấn chi tiết.