Tắc ruột khi mang thai là một trong những bệnh lý ngoại khoa thường gặp không chỉ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của ruột mà còn có thể gây rối loạn sinh lý toàn thân và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây đề cập đến bệnh tắc ruột khi mang thai.
Bạn đang đọc: Tắc ruột khi mang thai
1. Tắc ruột khi mang thai
Tắc ruột là tình trạng đình trệ lưu thông của ruột. Trong thai kỳ có 2 giai đoạn dễ gây tắc ruột gồm: Tháng thứ 4 -5 của thai kỳ (tử cung to đẩy từ khoang chậu lên khoang bụng); tháng thứ 8-9 của thai kỳ khi đầu thai nhi hạ xuống khoang chậu và thời kỳ đầu sau khi sinh nở.
Nguyên nhân gây tắc ruột khi mang thai rất đa dạng, có thể kể đến hai nhóm nguyên nhân chính là tắc ruột cơ năng hoặc tắc ruột cơ học. Cụ thể:
-Tắc ruột cơ năng: Tắc ruột cơ năng hay còn gọi là tắc ruột do rối loạn vận động của ruột xảy ra khi nhu động ruột bị mất đi hoặc rối loạn. Tắc ruột cơ năng phẫu thuật không có tác dụng điều trị trực tiếp.
Bên cạnh đó, liệt ruột cũng gây tắc ruột cơ năng. Tắc ruột cơ năng do liệt ruột thường do viêm màng bụng (thủng dạ dày, viêm ruột thừa…); tổn thương tủy sống; liệt ruột sau mổ; tắc ruột do rối loạn cơ thắt; ngộ độc chì hoặc alkaloid; tổn thương thần kinh trung ương…
-Tắc ruột cơ học: Nguyên nhân thường gặp nhất là do dị vật gây cản trở sự lưu thông của ruột. Với tắc ruột cơ học, phẫu thuật có thể giải quyết được.
Tắc ruột gây nên 2 loại rối loạn là rối loạn toàn thân và rối loạn tại chỗ.
-Căn cứ vào diễn biến của rối loạn tại chỗ, tắc ruột cơ học được chia làm 2 loại: Tắc ruột do bít và tắc ruột do thắt.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tắc ruột khi mang thai phần lớn do tử cung lớn gây chèn ép ruột. Để biết chính xác nguyên nhân gây tắc ruột, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây tắc ruột cũng như đánh giá đúng mức độ, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh.
2. Biểu hiện tắc ruột khi mang thai
– Đau bụng, chướng bụng, khó chịu ở bụng.
-Tính chất đau bụng: Đau quặn bụng đôi khi co thắt ở vùng trên rốn.
-Buồn nôn và nôn (nôn ra chất như phân).
-Bí trung tiện và đại tiện.
-Sốt.
-Nhịp tim nhanh.
-Chán ăn…
-Sờ nắn bụng có thể cảm nhận được khối lồng, khối u hoặc búi giun ở bên trong.
– Gõ bụng nghe tiếng vang và có tiếng lọc sọc ở phía bên trong bụng.
-Nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, viêm màng bụng…
Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa
>>>>>Xem thêm: Người bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và không nên ăn gì?
3. Điều trị tắc ruột khi mang thai
Tắc ruột nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi có các triệu chứng của tắc ruột nêu trên, thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tùy thuộc mức độ tắc ruột nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho thai phụ. Theo đó, những trường hợp tắc ruột nhẹ điều trị chủ yếu bằng cách kiêng ăn, giảm áp lực của ruột và dạ dày, truyền dịch. Lưu ý, nếu sau 24 tiếng, các triệu chứng không thuyên giảm có thể phải thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Phẫu thuật tắc ruột cần được thực hiện ở các bệnh viện uy tín và chất lượng, có bác sĩ giỏi chuyên môn và có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại. Điều trị tắc ruột ở phụ nữ mang thai cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và ngoại khoa để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.