Tắc ruột là gì? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trừ những ai đã từng mắc phải hoặc đã biết đến căn bệnh này. Hãy cùng bệnh tiêu hóa tìm hiểu về căn bệnh này qua những chia sẻ dưới đây!
Bạn đang đọc: Tắc ruột là gì?
1. Hiểu về bệnh tắc ruột
Tắc ruột là tình trạng bệnh xảy ra khi các chất trong ruột bị ứ đọng, gây bít tắc, không thể lưu thông. Điều này khiến đồng thời khiến các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài cơ thể.
Tắc ruột được chia thành 2 loại: tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng. Trong đó:
Tắc ruột cơ học: xảy ra do các nguyên nhân như dính ruột, ung thư đại tràng, lồng ruột ở trẻ em, thoát vị ruột, xoắn ruột…
Tắc ruột cơ năng: không có tổn thương thực thể mà do tổn thương thần kinh và giảm nhu động ruột. Người bệnh thường bắt gặp loại tắc nghẽn này sau khi phẫu thuật ổ bụng.
Để chẩn đoán bệnh này, người bệnh sẽ được chụp X-quang, CT scan, siêu âm hay chụp MRI. Đây là những phương pháp phổ biến và hữu tích trong phát hiện bệnh ở mọi bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi.
2. Triệu chứng cảnh báo bệnh
2.1 Dấu hiệu nhận biết tắc ruột là gì? – Đau bụng
Là dấu hiệu tắc ruột được cảnh báo sớm nhất, người bệnh có thể bị đau từng cơn, đột ngột hoặc dữ dội rồi giảm dần, khoảng 2 – 3 phút sau lại xuất hiện các cơn đau khác. Ban đầu cơn đau bụng ở người bệnh tắc ruột chỉ khu trú ở một vùng bụng, sau đó đau lan tỏa ra toàn bụng.
2.2 Buồn nôn, nôn liên tục
Đây là triệu chứng tắc ruột rất thường gặp, hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải, có nhiều người không bị nôn mà chỉ buồn nôn. Nếu xuất hiện nôn thì có thể kèm theo các cơn đau, người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi sau đó nôn ra nước mật, dịch tiêu hóa và phân.
2.3 Dấu hiệu quan trọng nhận biết tắc ruột là gì: Bí trung đại tiện
Đây là triệu chứng quan trọng, chứng tỏ sự bí tắc hoàn toàn các chất trong lòng ruột của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu bí trung tiện, đại tiện có thể xảy ra muộn bởi thời gian đầu bị tắc ruột thì ruột vẫn còn co bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra ngoài, đến khi hơi và các chất ở bên trên chỗ bị tắc không xuống được nữa thì bệnh nhân mới có triệu chứng bí trung đại tiện.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Những điều cần lưu ý
2.4 Bụng căng, gõ vang
Đối với bệnh nhân bị hội chứng tắc ruột mà gầy thì thành bụng mỏng và sờ thì có thể thấy quai ruột nổi hằn lên thành bụng, khi chiếu ánh sáng vào bụng thì có thể nhìn thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò bên dưới da bụng. Dấu hiệu tắc ruột này còn được gọi là hiện tượng rắn bò gặp trong tắc ruột cơ học.
Ngoài những dấu hiệu tắc ruột có thể nhận biết sớm thì để chẩn đoán chính xác vị trí tắc và nguyên nhân, cơ chế tắc ruột, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cơ bản như chụp X-quang, siêu âm…
2. Nguyên nhân gây tắc ruột là gì?
Con người có thể bị tắc ruột do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do dính ruột, lạc nội mạc tử cung, xoắn ruột, bệnh viêm ruột, thoát vị, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, khối u, thiếu máu cục bộ ruột, lao ruột và lồng ruột…
Tắc do tác nhân cơ học (thực thể)
Dính ruột hay có các mô sẹo hình thành sau khi phẫu thuật
Tắc nghẽn do vật thể lạ như bã thức ăn, búi tóc, búi giun…
Sỏi mật (hiếm gặp)
Thoát vị bẹn
Khối phân bị nén chặt trong đường ruột
Lồng ruột
Khối u chặn đường ruột hoặc đè vào ruột (như u sau phúc mạc, u mạc treo, u nang buồng trứng…)
Xoắn ruột
Ung thư đại tràng
Bệnh viêm ruột, như bệnh Crohn
Viêm túi thừa
Bệnh tắc ruột cơ năng
Thường xảy ra sau phẫu thuật do ảnh hưởng của thuốc làm chậm nhu động ruột, liệt ruột
Bệnh Parkinson, ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh ở ruột
Nhiễm trùng ruột
3.Tắc ruột có ảnh hưởng gì?
Tắc ruột vô cùng nguy hiểm vì khi các chất trong ruột không thể lưu thông sẽ dẫn tới lượng chất dự trữ vượt sức chứa của thành ruột, gây thủng ruột, vỡ ruột. Từ đó gây rò rỉ các chất trong ruột, dạ dày vào khoang bụng gây nhiễm trùng ổ bụng và các tạng trong ổ bụng, khiến người bệnh đau đớn và tử vong nhanh chóng.
4. Cách điều trị tắc ruột như thế nào?
Để ngăn chặn những mối nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh hoặc nghi ngờ bệnh. Nếu được chẩn đoán và can thiệp trong vòng 24 giờ đầu tiên thì tiên lượng tốt, còn trường hợp chậm xử lý thì khả năng phục hồi của ruột sau điều trị càng ít. Cách điều trị đối với bệnh nhân tắc ruột tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn. Bạn có khi chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc có trường hợp cần phải phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trên đây là những thông tin về tắc ruột là gì do chuyên trang Bệnh tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chia sẻ. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này, các bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 5588 92