Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

Tắc tia sữa là tình trạng khá phổ biến và là nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh. Nếu tắc tia sữa bị sốt mà không điều trị kịp thời, mẹ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

Bạn đang đọc: Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị tắc nghẽn trong lòng ống dẫn, lâu dần đông cứng lại, tạo thành hòn cục. Sữa mẹ được tạo ra từ các nang sữa, sau đó đổ về xoang sữa để bé bú. Nhưng khi bị tắc nghẽn ở một điểm, sữa bị ùn ứ tại điểm tắc, gây căng giãn, chèn ép vào các ống dẫn sữa khác. Từ một điểm tắc, tình trạng sẽ lan rộng sang những ống khác.

Khi mẹ bị tắc sữa, bầu ngực sẽ bị sưng, lượng máu đổ đến khu vực này nhiều hơn bình thường. Lúc này, tế bào bạch cầu trong máu được kích hoạt, mẹ sẽ bị sốt nhẹ. Nếu tình trạng viêm tắc mà kéo dài thì nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng cao hơn.

Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh.

2. Nguyên nhân gân tắc sữa

Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa, đó là:

Mẹ không cho bé bú sớm và thường xuyên sau sinh là nguyên nhân phổ biến gây tắc sữa.

Trong quá trình cho bé bú, nếu mẹ không giữ vệ sinh đầu vú và bàn tay, vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập vào ống dẫn sữa gây nhiễm khuẩn, cản trở đường đi của sữa gây tắc nghẽn.

Những mẹ đầu ti bẹt, thụt vào trong khiến bé khó bú, khi bú sẽ cắn nứt đầu ti gây viêm loét. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và xâm nhập vào ống dẫn sữa hơn nữa.

Sau sinh, các mẹ dễ bị căng thẳng, trầm cảm và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

Cho bé bú ngay sau sinh sẽ giảm thiểu nguy cơ mẹ bị tắc tia sữa.

3. Dấu hiệu tắc tia sữa

Các mẹ bị viêm tắc tia sữa sẽ có những dấu hiệu như:

Ngực căng, đau nhức, không tiết sữa hoặc sữa ra ít.

Người mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau ngực do sữa bị ứ đọng không thoát ra được.

Trong ngực xuất hiện những khối tròn sần sật, kích thước khác nhau và gây cảm giác đau.

Khi có những dấu hiệu trên mẹ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tắc tia sữa bằng mẹo kẻo bệnh nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tư vấn sàng lọc ung thư vú cho người có nguy cơ cao

Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

Mát xa ngực giúp cải thiện tình trạng tia sữa bị tắc

4. Tắc tia sữa bị sốt có sao không?

Theo các bác sĩ, trong hầu hết các trường hợp mẹ tắc tia sữa bị sốt thường không nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ sẽ chỉ mệt mỏi, đau ngực, sữa tiết ra ít hoặc mất sữa. Nhưng nếu tình trạng sốt cao kéo dài, mẹ có nguy cơ bị viêm tuyến vú, nghiêm trọng  hơn còn bị hoại tử, u vú.

Vì vậy, khi bị tắc tia sữa, mẹ cần tìm cách thông tắc sớm, không để xảy ra biến chứng.

Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường

>>>>>Xem thêm: Cần tầm soát ung thư họng khi nào?

Mẹ cần lựa chọn áo ngực thoải mái để không bị đau tức ngực. các vấn đề sau sinh

5. Cách chữa tắc tia sữa sau sinh

Để phòng và tránh tắc tia sữa, các mẹ sau sinh cần thực hiện một số gợi ý sau:

Cho bé bú sớm để kích thích tuyến sữa, tránh bị tắc sữa. Mẹ sinh thường thì sau khoảng 30-1 giờ sau sinh là cho bé bú được. Mẹ sinh mổ thì nên cho bé bú sau 6 giờ.

Cho bé bú thường xuyên cũng là biện pháp giúp tuyến sữa luôn thông thoáng. Hãy để bé bú đều cả 2 bên ngực và không tạo cho bé thói quen ngậm đầu ti khi ngủ.

Trước và sau khi cho bé bú, mẹ cần vệ sinh đầu ti sạch để tránh viêm nhiễm tia sữa. Mẹ hãy dùng khăn sạch, tẩm nước ấm rồi lau nhẹ đầu ti. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy vắt bỏ vài giọt sữa đầu. Nếu bé không bú hết, mẹ hãy vắt sạch sữa ra ngoài để không bị vón cục trong ống dẫn sữa.

Mẹ có thể mát xa, chườm nóng bầu ngực để làm tan sữa vón cục, làm giảm đau ngực khi bị tắc tia sữa.

Các mẹ sau sinh cần giữ được một tinh thần lạc quan, thoải mái để tránh bị tắc tia sữa.

Mẹ cần chọn các loại áo ngực thoải mái, không bít tắc đầu ti.

Khi tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tin liên quan

  • Phụ nữ đẻ mổ có được ăn tôm không
  • Đẻ mổ ăn bánh bao được không
  • Đẻ mổ ăn được mướp không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *