Tắc tia sữa mưng mủ rất phổ biến ở các mẹ bầu bị tắc tia sữa mà chưa có biện pháp điều trị hiệu quả triệt để. Tình trạng này kéo dài vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn khiến các bé bị mất đi nguồn sữa mẹ quý giá trong những năm tháng đầu đời. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về nguyên nhân bị tắc tia sữa mủ và cách điều trị trong bài viết này nhé
Bạn đang đọc: Tắc tia sữa mưng mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
1. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa mưng mủ
1.1 Tắc tia sữa mưng mủ là gì?
Tắc tia sữa có mủ thường xuất hiện sau khi mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày mà không khỏi. Sữa tồn đọng trong bầu ngực lâu ngày sẽ bị tắc nghẽn và ôi thiu. Biểu hiện rõ ràng nhất là mẹ sẽ thấy sốt cao, sữa vón và ngực bị căng, sưng tức,..
Tắc tia sữa mưng mủ là một cấp độ nặng hơn của tắc tia sữa
Những mẹ bị chẩn đoán là viêm tuyến vú hay áp xe vú,.. sẽ có thể có mủ trong sữa.
1.2 Dấu hiệu nhận biết
Nếu mẹ gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì rất có thể đã bị tắc tia sữa có mủ
– Đầu vú xuất hiện các nốt mủ li ti màu trắng, một vài trường hợp mủ trắng hoặc vàng chảy ra từ núm vú
– Sốt cao ớn lạnh >38 độ C, nhiều mẹ còn gặp phải các cơn co giật
– Đầu vú đau rát, sưng tấy
Tắc tia sữa có mủ sẽ đau đớn và căng tức ngực hơn tắc tia sữa bình thường. Nó là biến chứng nặng hơn nên cũng khó điều trị hơn, các mẹ phải cẩn thận, thăm khám để có phương pháp khắc phục nhanh, kịp thời.
2. Do đâu mà mẹ bị tắc tia sữa mưng mủ?
2.1 Tắc tia sữa kéo dài không được điều trị dứt điểm
Tình trạng tắc tia sữa nếu mẹ không phát hiện và sớm có biện pháp thông sữa sẽ gây ra mưng mủ tia sữa. Khi có dấu hiệu lượng sữa tiết ra ít hơn bình thường
2.2 Tổn thương đầu vú do cho con bú sai cách
Nếu cho con bú sai tư thế thì sẽ rất khó để sữa chảy ra đều, khi đó không thấy sữa sẽ khiến con sẽ cắn hay nhai đầu ti của mẹ. ĐIều này vô tình gây tổn thương đầu vú và dẫn đến tắc tia sữa có mủ. Mẹ cần cho con bú đúng tư thế để sữa chảy đều, con bú đủ
2.3 Nhiễm khuẩn đầu vú nếu không vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh không sạch sẽ đầu ti sẽ khiến bị nhiễm khuẩn. Trước và sau mỗi lần cho con bú mẹ nên dùng một chiếc khăn xô nhúng nước ấm và vệ sinh đầu vú thật sạch sẽ.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm đi đẻ “nhẹ tựa lông hồng” của mẹ 3 con
Khi đầu vú có mủ, sưng đau có thể là do nhiễm khuẩn, các mẹ nên đi thăm khám điều trị ngay
Trước khi cho con bú mẹ vệ sinh sẽ vừa bảo vệ đầu vú mà khi cho con bú cũng an toàn hơn khi các vi khuẩn có thể thông qua đó mà đi vào cơ thể con. Sau khi con bú xong mẹ dùng tay vắt hết lượng sữa còn dư ( hoặc dùng máy vắt sữa ) và lau sạch tránh sữa vẫn còn ở đầu vú tiếp xúc với không khí dẫn đến nhiễm khuẩn.
2.4 Mẹ bị tiểu đường có nguy cơ bị tắc tia sữa có mủ hơn bình thường
Theo một số thống kê nếu mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị tắc tia sữa có kèm mũ này cao hơn bình thường. Đây được xem là một biến chứng nguy hiểm của những người bị bệnh tiểu đường khi cho con bú
3. Cách chữa trị hiệu quả, hạn chế tái phát
3.1 Tắc tia sữa mưng mủ có nên cho bé bú nữa hay không?
Nếu tắc tia sữa bình thường thì vẫn nên khuyên mẹ tiếp tục cho con bú. Bởi lẽ việc này sẽ kích thích tia sữa ra nhiều hơn, hạn chế tình trạng tắc bằng hoạt động nút sữa của con. Tuy nhiên nếu đã gặp phải tình trạng mưng mủ thì mẹ nên ngưng ngay việc cho bé bú để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì sữa tắc lâu ngày đã bị ôi thiu, chất lượng sữa kém khi con hấp thụ có thể gây nên tiêu chảy không tốt cho sức khỏe thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng của con bởi vì trong mủ có nhiều chất độc hại có thể gây viêm nhiễm.
3.2 Đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị
Bất kì bệnh lý nào nếu như được phát hiện, thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ không quá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều, tắc tia sữa có mủ cũng như vậy. Khi rơi vào trường hợp này mẹ nên tới các bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị. Thời gian mẹ điều trị bệnh gia đình có thể bổ sung cho con uống sữa ngoài chứ tuyệt đối không được sử dụng nguồn sữa mẹ không chất lượng hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh mà vẫn cho con bú.
3.3 Những điều mẹ cần làm
Một số điều cần làm dưới đây sẽ giúp mẹ tránh khỏi hoặc cải thiện được phần nào tình trạng tắc tia sữa có mủ:
– Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ bầu ngực cũng như núm vú trước và sau khi cho con bú. Bất kể khi nào thấy có tia sữa bị rỉ ra mẹ cũng nên lau sạch tránh để tồn đóng vẩy tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
– Không tắm bồn, tắm dưới vòi sen và tắm nước nóng ( kể cả mùa hè ) để cải thiện tia sữa bị tắc
– Bổ sung đủ dưỡng chất, thêm các loại sữa, nước hoa quả, uống đủ nước lọc ( nước ấm hoặc nóng ), để tăng tiết sữa và thanh lọc cơ thể.
– Thường xuyên massage bầu ngực và chườm khăn nóng, túi nước nóng để giảm sưng viêm đồng thời thông tia sữa bị tắc
– Sử dụng máy hút sữa để hút cạn lượng sữa trong bầu ngực, tránh để tồn đọng lại lâu ngày khiến sữa mất chất, ôi thiu gây mưng mủ
– Giữ tâm trạng thoải mái, không quá lo lắng hoang mang. Ăn uống đủ chất nghỉ ngơi khoa học
Bên cạnh những việc nên làm thì khi bị tắc tia sữa có mủ thì mẹ không nên cho con bú, không uống nước lạnh, tắm nước lạnh vì có thể gây ra tình trạng đường tiết sữa co lại.
>>>>>Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung phòng tránh bệnh ung thư cổ tử
Thu Cúc TCI có dịch vụ massage, điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn hồng ngoại rất hiệu quả
Trung tâm Sản phụ Khoa Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI có dịch vụ massage và thông tắc tia sữa sau sinh rất hiệu quả và được rất nhiều mẹ tin tưởng sử dụng dịch vụ. Mẹ không những sẽ được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách cho con bú đúng cách mà còn được áp dụng các biện pháp hiện đại như điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn hồng ngoại. Việc này giúp khai thông tuyến sữa, tránh tình trạng tắc sữa, viêm tuyến sữa sau sinh.
Các bác sĩ dinh dưỡng ở Thu Cúc TCI sẽ cho mẹ một chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất giúp lợi sữa, nâng cao chất lượng sữa cho con bú một cách hiệu quả nhất
Tất tần tật những vấn đề về tắc tia sữa mưng mủ mà các mẹ còn đang thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp tới Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé !
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.