Tắc tia sữa nổi hạch ở nách hiện tượng xảy ra ở các mẹ sau sinh đang cho con bú khi tia sữa bị tắc nghẽn gây ra sưng hạch ở vùng nách. Trường hợp này không quá phổ biến và nếu mẹ chữa trị không đúng cách sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng. Dưới đây là một số thông tin cần thiết để mẹ hiểu hơn về tình trạng này nhé!
Bạn đang đọc: Tắc tia sữa nổi hạch ở nách: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Tại sao bị tắc tia sữa lại nổi hạch ở nách?
Cơ thể của chúng ta đều ít nhất một lần nổi hạch, mặc dù vậy nhưng khi thấy hạch đều khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu và lo lắng, nhất là với các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì càng nghiêm trọng hơn.
Giữa tuyến vú và các hạch nách có mối quan hệ mật thiết với nhau, hạch sẽ nổi lên khi vú xảy ra những triệu chứng bất thường, các hạch mẹ thường gặp hầu hết là hạch lành tính và là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa kèm nổi hạch ở nách đều do: viêm nhiễm tuyến vú, tắc nghẽn trong các tuyến sữa, v.v. Đa phần sẽ do mẹ cho bé bú không đúng cách, không thường xuyên và mút bú không hiệu quả. Lượng sữa sau khi bú còn nhiều, sữa bị ứ đọng lại đông đặc tạo thành cục gây bít tắc ống dẫn sữa. Ngoài ra, một vài nguyên nhân phổ biến mẹ gặp phải do mẹ mặc áo lót quá chật, nứt đầu vú, tổn thương mô vú do các chấn thương vú gây ra, tinh thần căng thẳng quá mức…
2. Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa gây nổi hạch ở nách
2.1 Các triệu chứng thường gặp khi tắc tia sữa nổi hạch ở nách
– Mẹ sẽ cảm thấy phần vú bị căng cứng, đau nhói, xuất hiện cục cứng, sờ thấy đau do lượng sữa thừa tắc nghẽn và vón cục.
– Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra và lượng tia sữa không như bình thường.
– Vùng nách sưng và đau, có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên nách.
– Hạch to dần và có cảm giác nóng ngứa, gần với bầu vú.
– Cơ thể mệt mỏi, có thể khiến mẹ bị sốt
Ngực căng đau và có xuất hiện cục cứng
Mẹ có thể tự nhận biết các triệu chứng ngay tại nhà nếu như thường xuyên quan sát bất thường của vú, hoặc đến bác sĩ kiểm tra để kịp thời có phương pháp xử lý.
2.1 Tắc tia sữa kèm nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
Thông thường, hạch sẽ tự lặn khi tuyến sữa lưu thông trở lại bình thường, do đó ngay khi phát hiện mẹ cần phải khắc phục ngay, bởi khi tắc tia sữa gây ra nổi hạch thì đã ở qua giai đoạn nghiêm trọng hơn các tắc tia sữa thông thường, nếu mẹ chủ quan thì rất dễ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, dễ xảy ra các biến chứng khi chuyển sang các giai đoạn cao hơn như: viêm vú, nhiễm trùng hay áp xe vú.
Khi tắc tia sữa kèm theo nổi hạch mà mẹ để lâu dẫn đến áp xe, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng áp xe mà mẹ gặp phải các biến chứng cực kỳ nguy hiểm: vú mất chức năng tiết sữa, nhiễm trùng lan rộng, viêm xơ tuyến vú mãn tính, hoại tử vú. Do đó, mẹ cần chú ý các thay đổi xảy ra ở vú dù là nhỏ nhất để ngăn xảy ra hậu quả không mong muốn.
3. Cách điều trị tắc tia sữa gây nổi hạch ở nách
– Massage bầu ngực thường xuyên để làm tan các cục sữa, và hạn chế tối đã sữa tiếp tục bị vón cục. Mẹ có thể dành ra 10 – 15 phút massage ngực theo đường tròn, từ dưới lên, duy trì hoạt động trong vài ngày sẽ giúp tình trạng tiến triển đáng kể.
– Cho bé bú đúng cách và đúng khớp bú để bé bú được hiệu quả hơn.
– Chườm nóng: Mẹ có thể chườm bằng cách nhúng khăn xô vào nước ấm với nhiệt độ ấm vừa đủ rồi đắp lên bầu ngực đang bị tắc sữa, cách này khá hiệu quả nhằm giúp các cục sữa dễ tan ra, ống dẫn sữa sẽ giãn nở để sữa lưu thông nhanh hơn. Thực hiện chườm nóng ngay sau khi mẹ phát hiện ra có dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ cần chườm 4 – 5 lần mỗi ngày và duy trì cho đến khi sữa đã tiết trở lại như bình thường.
– Giữ ấm cơ thể để tránh sữa bị vón cục và ống dẫn sữa bị co lại khiến sữa khó về.
– Cho bé bú đều đặn và khi sữa chưa về vẫn tiếp tục cho bé bú: Lực bú của bé hỗ trợ đắc lực để sữa nhanh tiết ra, trừ trường hợp sữa tiết ra có cả mủ. Mẹ cũng có thể sử dụng máy hút sữa hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ sở y tế để hút bớt lượng sữa thừa trong ngực ra.
Tìm hiểu thêm: Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?
Cho bé bú cả khi sữa chưa về
– Mẹ không tự ý áp dụng các phương pháp đắp lá: Vừa bị tắc tia sữa vừa nổi hạch sẽ khiến mẹ hoang mang và tìm đến nhiều phương pháp truyền tai nhau, trái với khoa học. Điều này cực kỳ nguy hiểm không những không khỏi mà còn khiến cho tình trạng nặng thêm. Trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian, mẹ cần hỏi ý kiến của chuyên gia y tế để cho mẹ lời khuyên phù hợp.
– Tắm nước ấm và giữ vệ sinh bầu ngực luôn sạch sẽ: Mẹ cần vệ sinh bầu ngực hàng ngày và sau khi bé bú xong để tránh viêm nhiễm.
– Uống nhiều nước và các thực phẩm giúp kháng viêm sẽ giúp mẹ cải thiện tắc tia sữa và kiểm soát tốt hạch đang sưng.
– Lựa chọn các loại áo ngực thoải mái, đúng size sẽ giúp mẹ tránh được áp lực lên ngực.
– Duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, vận động nhẹ để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để tìm loại thuốc chữa tắc tia sữa có thành phần phù hợp, không gây tác dụng phụ, an toàn cho cả mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt bạn đừng nên chủ quan
Mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và có lời khuyên phù hợp.
Kết hợp các phương pháp trên để có kết quả tốt nhất mẹ nha, đồng thời cũng sẽ hạn chế khả năng tắc tia sữa tái phát.
Trên đây là một số thông tin giúp mẹ hiểu hơn về triệu chứng tắc tia sữa kèm nổi hạch ở nách, nếu mới bị thì mẹ đừng nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến tinh thần. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, khi áp dụng các phương pháp tại nhà kể trên nhưng chưa hiệu quả, mẹ nên đến gặp bác sỹ, chuyên gia y tế để tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh để kịp thời điều trị. Mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.