Tắc vòi trứng là bệnh gì?

Tắc vòi trứng cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau, có thể dẫn tới hiện tượng mang thai ngoài tử cung hoặc khó thụ thai, hiếm muộn, thậm chí gây vô sinh. Cùng tìm hiểu cụ thể về tình trạng tắc vòi trứng qua bài viết dưới đây.

Tắc vòi trứng là bệnh gì?

Vòi trứng có kích thước nhỏ nên rất dễ bị tổn thương bít tắc

1. Tắc vòi trứng là gì?

Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung. Vòi trứng khi bị tắc sẽ khiến cho trứng đã gặp tinh trùng nhưng không thể di chuyển qua vòi trứng để về tử cung làm tổ, từ đó nó có thể phát triển ngay tại vòi trứng, dẫn đến mang thai ngoài tử cung, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Nguyên nhân tắc vòi trứng

Có nhiều nguyên nhân gây tắc vòi trứng như:

  • Viêm nhiễm qua đường tình dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu
  • Vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Việc nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần

3. Dấu hiệu tắc vòi trứng

Dưới đây là những triệu chứng tắc vòi trứng mà chị em không nên bỏ qua:

  • Kinh nguyệt không đều: chế độ ăn uống, rối loạn nội tiết, quá căng thẳng, viêm nhiễm âm đạo… đều có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, nếu ống dẫn trứng (vòi trứng) gặp rắc rối thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, gây tổn thương chức năng của buồng trứng và làm cho việc rụng trứng gặp rối loạn. Hậu quả kéo theo là lượng kinh nguyệt nhiều, chu kì kinh nguyệt không ổn định.
  • Đau bụng, đau lưng, sưng cứng bụng: có thể là triệu chứng của bệnh tắc ống dẫn trứng mà bạn không nên bỏ qua.
  • Khó thụ thai: nếu ống dẫn trứng bị tắc, hoặc bị tổn thương thì chức năng này sẽ bị ảnh hưởng, việc vận chuyện gặp khó khăn. Từ đó làm cho tỉ lệ thụ thai thành công giảm đi.
  • Triệu chứng khác: tăng dịch tiết âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi…

4. Điều trị tắc vòi trứng

  • Điều trị nội khoa: bơm hơi vòi trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm bơm vào vòi trứng kết hợp với kháng sinh
  • Điều trị ngoại khoa: đa phần bệnh nhân cần phải điều trị bằng phẫu thuật (vi phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi để có thể nối 2 đầu vòi trứng) hoặc qua soi ổ bụng, soi buồng tử cung để gỡ dính, lấy nhân dưới niêm mạc tử cung, cắt vách ngăn tử cung…

Để phòng ngừa viêm tắc vòi trứng, chị em phụ nữ cần giữ vệ sinh vùng kín, vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục. Khám và điều trị dứt điểm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục. Cần áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp để hạn chế mang thai và nạo phá thai ngoài ý muốn…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *