Chào bác sĩ! Em 28 tuổi, đang mang thai tháng thứ 7. Thời gian gần đây, em thường xuyên bị chuột rút trong khi ngủ. Xin hỏi bác sĩ, tại sao bà bầu hay bị chuột rút? Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không? Khi bị chuột rút nên xử trí như thế nào? Cảm ơn bác sĩ! (Hoài Thương – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hoài Thương! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bạn đang đọc: Tại sao bà bầu hay bị chuột rút?
Bạn Hoài Thương thân mến! Chuột rút khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu. Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở tháng thứ 2-3 của thai kỳ. Thai càng lớn, thai phụ càng hay bị chuột rút.
1. Tại sao bà bầu hay bị chuột rút?
Cho đến nay, y học vẫn chưa giải thích được tại sao bà bầu hay bị chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, chuột rút khi mang thai có thể là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng ngày một tăng thêm trong thai kỳ. Đó cũng có thể là do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
2. Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Chuột rút chân có thể bắt đầu gây khó chịu cho bà bầu từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ và những cơn đau càng tệ hơn khi thai nhi ngày một lớn lên, bụng của thai phụ to ra. Những cơn đau chuột rút có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm. Chuột rút khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu sau sinh mổ
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?thông tin quan trọng
3. Cách ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai
Để ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai thai phụ nên:
– Tránh đứng hoặc ngồi luôn ở một tư thế quá lâu.
– Co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và một vài lần trước khi đi ngủ.
– Xoay tròn mắt cá chân và các ngón chân lúc ngồi xem tivi hay ăn tối.
– Đi bộ hàng ngày, trừ những trường hợp được chỉ định không vận động quá nhiều trong thai kỳ.
– Bổ sung canxi và ma-giê. Việc bổ sung canxi sẽ ngăn ngừa bớt những cơn đau chuột rút. Đầy đủ canxi trước khi mang thai là rất quan trọng cho thai phụ.
– Tránh làm việc mệt nhọc.
-Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).
– Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.
– Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.
– Tìm sự cực khoái trong giao hợp: giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.
– Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.
– Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.
…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.