Tại sao bị viêm loét dạ dày: Cách điều trị

Nguyên nhân tại sao bị viêm loét dạ dày chủ yếu do ăn uống không điều độ hoặc lạm dụng đồ uống có cồn làm dạ dày bị tổn thương.

Bạn đang đọc: Tại sao bị viêm loét dạ dày: Cách điều trị

1.  Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng sưng và xuất hiện các vết loét sau một thời gian niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh viêm loét dạ dày được chia làm 2 loại:

– Viêm loét dạ dày cấp tính: Xuất hiện đột ngột các biểu hiện như các cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, các triệu chứng thường bị đa số người bệnh bỏ qua vì chủ quan, không đi khám khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Viêm dạ dày mạn tính: Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn viêm dạ dày cấp tính. Lúc này, axit bên trong dạ dày sau thời gian viêm loét lâu ngày đã bị nhiễm trùng. Tổn thương trên các niêm mạc dạ dày có xu hướng lan rộng. Giai đoạn này khó điều trị hơn và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như xuất huyết, thủng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận.

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày

Bạn có thể nhận biết sớm bệnh viêm loét dạ dày thông qua triệu chứng, từ đó điều trị sớm và hạn chế biến chứng xảy ra. Triệu chứng gồm:

– Đau vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu sớm nhất khi xảy ra tình trạng viêm loét,. Tùy theo thể trạng của mỗi người cũng như mức độ bệnh

– Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, cảm giác khó chịu ở dạ dày, buồn nôn

– Mất ngủ, ngủ chập chờn, chủ yếu do đau vì viêm loét dạ dày

– Tiêu chảy, táo bón và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do dạ dày không ổn định.

Tại sao bị viêm loét dạ dày: Cách điều trị

nguyên nhân tại sao bị viêm loét dạ dày

3. Nguyên nhân tại sao bị viêm loét dạ dày, có nguy hiểm không

Hiểu biết tại sao bị viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.1 Tại sao bị viêm loét dạ dày?

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP): Khuẩn HP được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm dạ dày. Vi khuẩn HP ở trong lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Trong quá trình chúng hoạt động sản xuất ra các độc đố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời cũng ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc, từ đó gây viêm loét.

– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac… nhiều có thể khiến dạ dày tổn thương. Các loại thuốc này làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ viêm loét hơn.

– Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ. Ăn không đúng cách, nhai không kỹ, ăn nhiều đồ ăn độc hại, ít bổ sung vitamin và chất xơ… Đây đều là những thói quen không tốt gây viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

– Căng thẳng, lo lắng: Tâm trạng xấu gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, làm suy giảm đề kháng mà còn làm rối loạn hệ tiêu hóa. Khi sức khỏe hệ tiêu hóa suy giảm, các loại vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào hệ thống đường ruột gây nên viêm loét.

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người viêm loét dạ dày thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn rất cao. Vì viêm dạ dày là bệnh lý có tính di truyền giữa những người thân trong gia đình.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

Tại sao bị viêm loét dạ dày: Cách điều trị

Viêm loét dạ dày gây đau khó chịu

3.2 Tại sao bị viêm loét dạ dày nguy hiểm?

Dạ dày là nơi thức ăn chuyển hóa, cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan khác. Viêm loét dạ dày nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết là biến chứng viêm loét dạ dày thường xảy ra nhất, Người bệnh bị mất máu, chóng mặt, da nhợt nhạt, đi ngoài phân có màu đen hoặc nôn ra máu.

– Thủng dạ dày: Vết loét lâu ngày không được xử lý có thể khiến dạ dày bị thủng, gây đau bụng đột ngột và dữ dội.

– Hẹp môn vị: Môn vị nằm ở cuối dạ dày tiếp nối với hành tá tràng. Viêm loét dạ dày mạn tính có thể hình thành các mô viêm xơ ở môn vị, ngăn cản quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp ở hẹp môn vị là nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sụt cân nhanh.

– Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày là ung thư. Viêm loét lâu ngày là nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.

Bởi viêm loét dạ dày là bệnh nguy hiểm nên bản thân mỗi người không nên chủ quan. Bệnh có thể dễ dàng điều trị với trường hợp viêm loét dạ dày cấp tính. Tuy nhiên nếu là mạn tính, lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn có thể gây ra chứng loạn sản hoặc dị sản. Đây là tiền đề cho bệnh ung thư xuất hiện nếu không được can thiệp kịp thời.

Tại sao bị viêm loét dạ dày: Cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm dạ dày tá tràng cần lưu ý những gì?

Viêm loét dạ dày có thể gây biến chứng nguy hiểm

4. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng đang gặp phải. Đồng thời xem xét tiền sử bệnh, xem các loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Để xác định tình trạng viêm loét dạ dày và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

– Nội soi dạ dày

– Xét nghiệm kiểm tra khuẩn HP

Bài trên đây đã giải thích tại sao bị viêm loét dạ dày và những nguyên nhân, biến chứng của bệnh. Việc thăm khám, phát hiện và điều trị viêm loét dạ dày sớm là điều rất quan trọng. Người bệnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi và phòng tránh các biến chứng của bệnh. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua. Nên đến cơ sở uy tín để được kiểm tra, nội soi phát hiện viêm loét sớm.

Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám, nội soi dạ dày để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm loét dạ dày. Nội soi dạ dày ở Thu Cúc TCI kết hợp gây mê giúp người bệnh hoàn toàn thoải mái, không hề đau đớn. Giúp cho quá trình nội soi diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *