Tại sao bọc răng sứ bị đau và cách khắc phục

Cho tới nay đã có không ít người gặp tình trạng bọc răng sứ xong bị đau nhức. Tình trạng kéo dài nhiều ngày gây nên những khó chịu, cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao răng bọc sứ bị đau và đâu là cách để khắc phục?

Bạn đang đọc: Tại sao bọc răng sứ bị đau và cách khắc phục

1. Nguyên nhân tại sao bọc răng sứ bị đau nhức?

Tại sao bọc răng sứ bị đau và cách khắc phục

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp có khả năng phục hình thẩm mỹ tốt. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn do có thể khắc phục hầu hết những khuyết điểm của răng. Tuy nhiên sau khi bọc răng sứ, không ít người thường có cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên tình trạng này thường không quá dài quá lâu. Sau đây là lý giải cho hiện tượng đau nhức này:

1.1 Răng bị yếu

Trước khi thực hiện bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Quá trình này giúp ta có thể phát hiện xem người bệnh có gặp vấn đề gì về răng, nướu không. Nếu như nền răng yếu thì sau khi tiến hành bọc sứ, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức và khó chịu răng.

1.2 Răng, nướu chưa kịp thời thích nghi

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của ung thư bàng quang ai cũng cần biết

Tại sao bọc răng sứ bị đau và cách khắc phục

Nướu răng thật chưa kịp thích nghi với răng sứ sẽ gây tình trạng ê nhức

Khi bác sĩ tiến hành lắp mão răng sứ thì nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện. Ta sẽ cần một thời gian để nướu có thể thích nghi. Khi đó, cảm giác đau buốt, khó chịu sẽ không còn.

1.3 Răng bị viêm tủy và chưa điều trị triệt để

Một trong những nguyên do gây tình trạng bị đau nhức sau khi bọc răng sứ chính là chưa điều trị hoàn toàn tình trạng bị viêm tủy răng. Khi đó, răng có thể phải đối mặt với nguy cơ hoại tử nếu như tủy bị viêm không được phát hiện trước. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị tác động tới dây thần kinh, sưng đau kéo dài và thậm chí cần nhổ bỏ răng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược.

1.4 Lệch khớp cắn

Việc bị đau nhức sau bọc răng sứ có thể bởi nguyên nhân khớp cắn lệch trong quá trình tiến hành lắp răng sứ. Thao tác thực hiện nắn chỉnh khớp cắn không chuẩn sẽ khiến cho răng sứ bị nhô cao hơn so với bình thường. Hoặc răng sứ có thể lệch so với răng ở đối diện. Điều này khiến cho lực nhai dồn lên răng sứ, bị vướng, cộm và đau khớp thái dương hàm.

1.5 Men răng bị mài quá nhiều

Trường hợp bác sĩ mài bớt tỷ lệ răng không chuẩn hoặc thao tác mài được thực hiện không chuẩn có thể khiến răng bị mài đi quá nhiều. Điều này sẽ làm ngà răng lộ ra. Cùng với đó, nếu như răng sứ không được chế tác chuẩn sẽ không thể khít với nướu. Từ đó sẽ bám lại cặn thức ăn và kéo theo tình trạng viêm, đau dài ngày.

1.6 Thói quen sinh hoạt không tốt

Nếu như người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thói quen nghiến răng sẽ khiến các răng ở đối diện tác động mạnh với nhau. Điều này xảy ra liên tục sẽ làm răng sứ phải chịu áp lực lớn. Vì vậy, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm giác đau nhức, ê buốt buổi sáng do hành động nghiến răng vào đêm trước đó.

1.7 Bệnh lý răng miệng

Sau khi thực hiện bọc răng sứ nếu bị đau có thể bởi bệnh nhân mắc những bệnh lý răng miệng. Điển hình như các bệnh về sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, … Nếu như sâu răng mà không được nạo sạch những vết sâu trước khi tiến hành bọc sứ sẽ khiến vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào tủy răng dẫn tới viêm tủy. Thậm chí nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị áp xe răng, hỏng răng. Răng miệng bị viêm nha chu cũng có xu hướng nướu bị tụt khỏi chân răng. Nướu không giữ chắc được răng trên cung hàm. Điều này dẫn tới tình trạng không phát hiện và điều trị sớm, tuổi thọ răng sứ bị suy giảm nghiêm trọng, có thể mất luôn răng thật.

1.8 Vật liệu làm răng sứ

Tại sao bọc răng sứ bị đau và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

Vật liệu chế tác răng sứ có thể ảnh hưởng tới tình trạng răng sau bọc sứ

Vật liệu chế tác răng sứ cũng là yếu tố rất quan trọng. Răng sứ làm từ vật liệu kém, không đảm bảo nguồn gốc thì có thể sẽ ảnh hưởng dẫn nhiệt. Điều này sẽ gây nên những tác động xấu với cùi răng thật. Đặc biệt là khi bệnh nhân ăn những thực phẩm cay, nóng hay lạnh.

1.9 Ăn uống không phù hợp

Sau khi tiến hành bọc sứ, bệnh nhân nếu ăn đồ quá dai, cứng cũng có thể gây tình trạng răng bị đau nhức. Bên cạnh đó, nếu như người bệnh không lưu ý về chế độ vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống cũng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, tấn công. Từ đó, răng sứ sẽ bị đau, ê buốt.

2. Cách khắc phục tình trạng đau nhức sau bọc răng sứ

Với tình trạng đau răng sau khi thực hiện bọc sứ có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần tới nha khoa để được kiểm tra, điều trị sớm. Sau đây là một số lưu ý giúp khắc phục tình trạng tại nhà:

– Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc để hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý uống thuốc để tránh nguy cơ bị tác dụng phụ.

– Chườm lạnh: Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau khá hữu hiệu. Cụ thể, người bệnh có thể cho đá vào bên trong khăn mặt mềm và chườm vào khu vực gần phía răng sứ đang bị đau.

– Súc miệng với nước muối: Việc súc miệng với nước muối ấm loãng sẽ giúp làm sạch các cặn bẩn, loại bỏ vi khuẩn, những chất nhờn bám ở quanh răng sứ.

– Sử dụng hàm bảo vệ: Nếu như nguyên nhân khiến đau nhức sau bọc răng sứ là tật nghiến răng khi ngủ, bệnh nhân có thể đeo hàm bảo vệ để khắc phục. Điều này sẽ giúp tránh các răng va chạm trực tiếp răng sứ. Nhờ vậy, răng sứ được hạn chế chịu tác động liên tục.

Vừa rồi là những thông tin về tại sao răng bọc sứ bị đau và cách khắc phục. Bệnh nhân nên thực hiện theo đồng thời tuân thủ những lời dặn của bác sĩ. Nhờ vậy, ta sẽ luôn được đảm bảo về sức khỏe răng miệng của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *