Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin quan trong về số lượng tế bào trong máu để chẩn đoán các như đa hồng cầu, thiếu máu,… từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời tránh để ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
Bạn đang đọc: Tại sao cần xét nghiệm công thức máu trong thời gian
Lý do cần thực hiện xét nghiệm công thức máu trong thai kỳ
Thực hiện xét nghiệm công thức máu, mẹ bầu sẽ phải thực hiện trong những tuần đầu của thai kỳ (trước 12 tuần) hoặc bất cứ khi nào có chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm công thức máu sẽ giúp bác sĩ biết rõ hơn về các loại bệnh mà mẹ bầu đang mắc phải. Ngoài ra, còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng như mệt mỏi, yếu người, nhiễm trùng và những bệnh lý do thiếu chất.
Xét nghiệm công thức máu là việc mẹ bầu nên thực hiện khi mang thai
Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi mang thai. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện bệnh thiếu máu sớm, từ đó giúp mẹ bầu kịp thời bổ sung chất sắt để cải thiện sức khỏe trong thai kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp phát hiện sớm nhiều nhiễm trùng và các bệnh lý khác có thể gây hại cho thai nhi từ khi còn ở trong bụng. Do đó, đây là một xét nghiệm quan trọng mà mọi mẹ bầu cần phải thực hiện.
Xét nghiệm công thức máu trong thời gian mang thai được thực hiện với những mục đích sau:
- Đo hàm lượng hemoglobin
- Đo dung tích hồng cầu
- Đo số lượng tiểu cầu
- Đo số lượng bạch cầu riêng lẻ
- Đo số lượng hồng cầu có trong máu
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên để chẩn đoán các bệnh như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh sốt rét, bệnh bạch cầu và những bệnh khác về máu.
Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện bệnh thiếu máu sớm, từ đó giúp mẹ bầu kịp thời bổ sung chất sắt để cải thiện sức khỏe trong thai kỳ
Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm đơn giản nhất được thực hiện trong thời gian mang thai và chỉ giới hạn trong việc rút máu từ tĩnh mạch. Có thể có một vết thâm tím ở chỗ rút máu sau khi thực hiện.
Các xét nghiệm quan trọng khác khi mang thai
Ngoài xét nghiệm công thức máu, mẹ bầu sẽ phải thực hiện thêm những xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm máu (với yếu tố Rh và xét nghiệm sàng lọc kháng thể)
- Xét nghiệm rubella
- Xét nghiệm HIV
- Xét nghiệm bệnh giang mai
- Xét nghiệm glucose
- Các xét nghiệm để phát hiện bất thường về NST
- Siêu âm
Tìm hiểu thêm: Ung thư vú di căn đến đâu?
Bên cạnh xét nghiệm máu chị em cần phải thực hiện siêu âm để nắm được tình trạng sức khỏe
Trước khi thực hiện các xét nghiệm mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ hãy cung cấp cho bác sĩ những loại thuốc mà mình đang sử dụng để loại trừ khả năng gặp phả các biến chứng liên quan đến xét nghiệm, nhất là với những người bị rối loạn máu hoặc những người đang dùng thuốc giảm loãng máu.
Thực hiện xét nghiệm công thức máu ở đâu?
Được đánh giá là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Tại đây cung cấp các dịch vụ thăm khám và thai sản trọn gói. Quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn về kết quả xét nghiệm công thức máu cũng như trong quá trình thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Tử cung có nhân xơ gây nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn
Ngoài ra khi đăng ký Thai sản trọn gói, toàn bộ lịch khám thai sẽ được lên sẵn, các mẹ sẽ được các
bác sĩ chuyên khoa sản trong nước và quốc tế trực tiếp thăm khám trong suốt quá
trình mang bầu đến khi sinh đẻ. Từ đó giúp quản lý thai kỳ chặt chẽ và có hướng
xử trí kịp thời khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện.
Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể giúp các mẹ hiểu thêm về xét nghiệm công thức máu cũng như lý do cần phải thực hiện xét nghiệm này trong thời gian mang thai. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.