Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan quá ngưỡng an toàn, thường vượt 5% tổng trọng lượng gan. Nhiều người thắc mắc tại sao gan nhiễm mỡ xảy ra, câu trả lời sẽ được chuyên gia Gan mật giải đáp ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Tại sao gan nhiễm mỡ và cách phòng ngừa
1. Lý giải tại sao gan nhiễm mỡ xảy ra?
Ở giai đoạn đầu, khi lượng mỡ ở gan chưa nhiều, bệnh lý gan nhiễm mỡ thường chưa gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh tiếp tục tiến triển nặng, tình trạng này có thể biến chứng thành xơ gan thậm chí ung thư gan. Lý giải vì sao tại sao gan nhiễm mỡ, chuyên gia Gan mật Thu Cúc TCI cho biết:
1.1. Nguyên nhân do tăng cân không kiểm soát, béo phì
Thừa cân, béo phì là yếu tố đóng góp vào nguy cơ gan tích tụ mỡ. Khi cơ thể tiếp nhận nhiều chất béo triglyceride hơn so với khả năng tiêu hóa, chúng dần dần tích lũy ở gan, tạo điều kiện cho tình trạng gan nhiễm mỡ diễn ra. Việc tiêu thụ quá nhiều calories hàng ngày cũng dẫn đến tích tụ mỡ ở gan thay vì chuyển hóa thành năng lượng như thông thường.
Gan nhiễm mỡ xảy ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do bia rượu, thói quen ăn uống không khoa học
1.2. Tại sao gan nhiễm mỡ? – Do thói quen lạm dụng rượu, tiêu thụ rượu liên tục
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu khiến gan tổn thương, gây nên nhiều bệnh lý về gan trong đó có gan nhiễm mỡ. Ở những người bị gan nhiễm mỡ giai đoạn 1, nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng rượu thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển lên giai đoạn 2 hoặc 3.
1.3. Tại sao gan nhiễm mỡ? – Bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ gan tích tụ mỡ
Trong cơ thể người bệnh đái tháo đường, acid béo tự do tăng trong máu khi mức đường huyết sụt giảm. Sự gia tăng của acid béo tự do từ mô mỡ máu là yếu tố góp phần làm tăng lượng triglyceride trong gan.
1.4. Chế độ ăn giàu cholesterol
Thói quen tiêu thụ lượng lớn cholesterol gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trong đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và lượng cholesterol máu tăng.
2. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ cần lưu ý để điều trị sớm
Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh thường không phát hiện ra vì triệu chứng bệnh mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Một số trường hợp phát hiện ra khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm máu. Dưới đây là một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ mà bạn cần lưu ý như sau:
2.1. Triệu chứng thay đổi màu nước tiểu, màu phân
Nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu có thể do người bệnh uống ít nước, sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu nước tiểu sẫm màu kèm màu phân có sự thay đổi thì bạn nên thăm khám sớm. Đây là một trong những biểu hiện chức năng gan đang suy yếu.
2.2. Bụng to, gan to, đau ách hạ sườn phải
Khi lượng mỡ trong gan tăng cao, gan có thể phình to và gây ra triệu chứng đau bụng phía hạ sườn phải. Nếu người bệnh thấy bụng to hơn kèm đau bụng dữ dội thì không nên chủ quan. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo bệnh đã tiến triển thành xơ gan – bệnh lý gan mật cần được điều trị sớm.
2.3. Triệu chứng về tiêu hóa
– Mất cảm giác thèm ăn
– Ăn không ngon
– Khó tiêu
– Đầy bụng
– Nôn mửa
– Mệt mỏi thường xuyên
– Uể oải
Những triệu chứng trên đây có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên đây cũng có thể cảnh báo chức năng gan bị ảnh hưởng. Khi gan suy yếu, quá trình tiêu hóa thức ăn khó khăn và gây ra các triệu chứng trên.
2.4. Da vàng
Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan giảm, nguyên nhân do quá trình loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể bị cản trở.
2.5. Ngứa ngáy, nổi mề đay, dị ứng
Chức năng gan suy giảm đồng thời làm ảnh hưởng đến nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể, gây nên các triệu chứng như:
– Nổi mụn nhọn
– Ngứa
– Nổi mề đay
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến chuyên khoa Gan mật để được xét nghiệm công thức máu, siêu âm hoặc chụp CT cũng như một số chẩn đoán khác để được kết luận. Việc điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng giúp hồi phục chức năng gan, ngăn chặn biến chứng xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Thủ phạm đứng sau gan nhiễm mỡ độ 3 và cách điều trị
Thăm khám khi cơ thể xuất hiện triệu chứng để tăng kết quả điều trị, cải thiện chức năng gan
3. Một số cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ dễ thực hiện
Từ những thông tin giải thích tại sao gan nhiễm mỡ xảy ra, chúng ta có thể hiểu rằng bệnh lý này xảy ra phần lớn do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Chuyên gia Gan mật TCI gợi ý các cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ như sau:
3.1. Duy trì cân nặng hợp lý (dựa trên chỉ số BMI)
Cân nặng ở ngưỡng phù hợp giúp loại bỏ nguy cơ gan nhiễm mỡ cùng nhiều bệnh lý khác. Bạn nên lựa chọn các phương pháp giảm cân an toàn, khoa học, giảm từ từ để cơ thể thích nghi. Tránh áp dụng các biện pháp giảm cấp tốc khiến gan bị tổn thương.
3.2. Chế độ dinh dưỡng ưu tiên các nhóm chất tốt, hạn chế nhóm chất gây hại cho sức khỏe
Một khẩu phần ăn uống đủ chất, tốt cho sức khỏe cần:
– Tăng cường rau xanh, hoa quả, hạt
– Tránh thực phẩm nhiều đường
– Tránh các món nhiều tinh bột, dầu mỡ
– Bổ sung thêm các món giàu protein, omega-3
– Thay dầu thông thường bằng dầu thực vật để chiên xào rán thức ăn
>>>>>Xem thêm: Bài thuốc từ lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sức khỏe gan và các bộ phận khác trên cơ thể
3.3. Tập luyện
Tập luyện thể thao đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
– Đốt cháy mỡ thừa
– Kích thích lưu thông máu
– Cải thiện tinh thần
Bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, … mỗi ngày để cải thiện sức khỏe toàn thân, ngăn chặn nguy cơ gan nhiễm mỡ.
3.4. Hạn chế rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan mật và cũng là yếu tố khiến bệnh gan trở nặng, khó điều trị. Người chưa mắc bệnh hay đã mắc bệnh gan cần hạn chế tối đa lượng rượu bia hấp thu vào cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai rượu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình hiệu quả.
3.5. Theo dõi mỡ máu, đường huyết
Để kiểm soát lượng cholesterol trong máu và lượng đường huyết, người bệnh nên:
– Thăm khám định kỳ
– Ăn uống khoa học
– Tập luyện phù hợp
– Sử dụng thuốc
Trên đây là một số thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ, mỗi người cần nhận biết triệu chứng cảnh báo để có biện pháp xử lý phù hợp, bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, cần giữ thói quen thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe gan thường xuyên, phát hiện bệnh lý để điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.