Thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ là vô cũng cần thiết, giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh lý, can thiệp và điều trị kịp thời những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, có một số lưu ý mà người bệnh trước khi đến khám cần phải tuân theo như không ăn uống trước khi khám sức khỏe,… Vậy tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khi khám? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khám?
1. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những danh mục nào?
Để tìm hiểu tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khi khám, hãy cùng tìm hiểu khám sức khỏe tổng quát bao gồm những danh mục khám nào nhé!
1.1. Khám lâm sàng tổng quát
Trước khi thực hiện kiểm tra tổng quan các cơ quan trong cơ thể, người khám sẽ được kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao cân nặng, đo huyết áp và nhịp tim. Sau khi khám tổng quan, người bệnh sẽ thực hiện khám chuyên khoa bao gồm các danh mục sau:
– Khám mắt bao gồm kiểm tra thị lực và đo thị lực.
– Khám tai mũi họng.
– Khám răng hàm mặt.
– Khám da liễu.
– Khám phụ khoa (chỉ dành cho nữ giới).
Khám mắt
1.2. Xét nghiệm
Khi khám sức khỏe tổng quát, người khám sẽ được thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các chỉ số trong cơ thể:
– Xét nghiệm máu thường bao gồm: xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu. Trong đó, xét nghiệm công thức máu nhằm xác định số lượng và tỷ lệ các thành phần trong máu còn xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các thông số quan trọng như đường máu, urê, creatinin, men gan AST, ALT,… Các chỉ số này sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra chức năng gan, thận và từ đó có thể chẩn đoán bệnh liên quan như đái tháo đường,..
– Xét nghiệm nước tiểu để xác định có tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thận hay không. Một số rối loạn chuyển hóa khác cũng có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.
1.3. Chẩn đoán hình ảnh
Khám sức khỏe định kỳ thường sẽ bao gồm chụp phim X-quang tim phổi và siêu âm ổ bụng. Bên cạnh danh mục khám sức khỏe định kỳ như trên, tùy theo đặc điểm độ tuổi, yếu tố nguy cơ cũng như nhu cầu khám của bản thân, người khám có thể lựa chọn khám thêm các kỹ thuật khác như: siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú (đối với nữ giới), đo loãng xương, điện não đồ,… Trong trường hợp phát hiện các bất thường trong quá trình khám, các bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao hơn như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT-Scanner,…
Các gói khám cơ bản sẽ bao gồm những danh mục như trên. Tuy nhiên, đối với mỗi cơ sở khám bệnh, các danh mục sẽ có sự khác biệt chút ít tùy theo thế mạnh của từng cơ sở. Với Hệ thống y tế Thu Cúc, các gói khám được xây dựng bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu của Thu Cúc TCI, bao gồm đa dạng các danh mục khám từ cơ bản đến nâng cao, và phù hợp với mọi đối tượng. Cùng thế mạnh với hệ thống máy móc khám bệnh hiện đại hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành, Thu Cúc TCI tự tin đem đến cho khách hàng trải nghiệm khám sức khỏe hàng đầu, đảm bảo uy tín, chất lượng.
2. Tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khi khám?
Như đã thấy quá trình khám ở trên, khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm quá trình khám lâm sàng và thực hiện nhiều danh mục khác như xét nghiệm, siêu âm, nội soi… Mỗi xét nghiệm, mỗi hoạt động kiểm tra lại có những lưu ý riêng biệt cần người khám tuân thủ để cho ra kết quả khám chính xác nhất. Chẳng hạn. nếu trong danh mục khám có xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết hoặc mỡ máu, người khám nên nhịn ăn trước đó nhiều giờ, nhưng cũng có những xét nghiệm chỉ cần tránh một số loại thức ăn nhất định hoặc vẫn có thể ăn uống bình thường. Chính vì vậy, khi đi khám, khách hàng nên tìm hiểu kỹ những xét nghiệm cụ thể mà mình sẽ thực hiện để tuân thủ đúng yêu cầu trước khi khám, giúp cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Dưới đây bài viết sẽ đề cập một số lưu ý dành cho từng loại xét nghiệm để người khám có thể tham khảo.
Tìm hiểu thêm: 7 Bước trong quy trình trám răng cửa bị sâu
Có một số xét nghiệm người khám bắt buộc phải kiêng ăn
2.1. Lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có rất nhiều loại, tùy theo mục đích xét nghiệm máu mà bác sĩ sẽ lưu ý người khám cần kiêng ăn những thực phẩm gì.
– Đối với các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, xét nghiệm định lượng các loại vitamin,… người khám cần nhịn ăn trong vòng từ 10 đến 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, đặc biệt là đường và các chất béo có thể khiến kết quả xét nghiệm không còn chính xác. Lời khuyên dành cho bạn là nên thực hiện các xét nghiệm này vào buổi sáng, thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp thức ăn nạp vào ngày hôm trước được tiêu hóa và chuyển hóa hoàn toàn.
– Không uống nước ngọt, sữa, nước có ga, nước hoa quả,… trong vòng 8 đến 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Bởi vì các loại đồ uống này cung cấp nhiều năng lượng và sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số trong xét nghiệm máu.
– Không uống cà phê, rượu vì các chất kích thích có thể làm chỉ số xét nghiệm cao hơn mức bình thường.
– Không uống các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất trước khi làm xét nghiệm định lượng các loại vitamin. Cụ thể về thời gian ngừng uống trước khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể với từng loại. Với các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính như thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp,… người khám nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Vì vậy trước khi thăm khám, khách hàng nên liên hệ trước với cơ sở y tế để nhận được tư vấn kịp thời.
Ngoài ra, vẫn sẽ có một số xét nghiệm máu có thể ăn uống bình thường như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi,…
2.2. Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu
Tương tự như xét nghiệm máu, người khám cũng không nên ăn hoặc uống các loại thức ăn, đồ uống có nhiều đường và chất béo trước khi làm xét nghiệm nước tiểu vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thực tế. Lưu ý người khám nên nhịn ăn trước từ 10 đến 12 tiếng và nên uống nhiều nước trước khi thực hiện xét nghiệm.
2.3. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày, đại tràng
Nếu người khám thực hiện nội soi dạ dày, cần phải nhịn ăn trước 12 tiếng. Khi dạ dày trống sẽ giúp hình ảnh nội soi thu được rõ hơn, hỗ trợ tốt hơn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán hình ảnh.
Khi thực hiện nội soi đại tràng, người khám cần lưu ý một số điều sau:
– Để giúp đại tràng sạch hơn, người khám nên ăn thức ăn nhẹ, ít chất xơ, dễ tiêu hóa trong khoảng 4 ngày trước khi nội soi. Đồng thời, nên ngừng sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin hoặc các chất bổ sung khác, nếu đang dùng các loại thuốc trị bệnh hãy liên hệ cơ sở thực hiện khám để hỏi qua ý kiến bác sĩ.
– Một ngày trước khi nội soi, người khám nên uống nhiều nước nhưng cần tránh xa các loại nước có màu xanh, đỏ, tím. Đặc biệt lưu ý, trong 2 giờ trước khi nội soi đại tràng, không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
– Đêm trước khi nội soi, người khám cần dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Kể từ khi uống thuốc cho đến khi tiến hành nội soi, người khám sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn. Nếu cảm thấy đói bụng, người khám có thể uống nước đường để duy trì.
>>>>>Xem thêm: Niềng răng sứ thẩm mỹ: quy trình và lưu ý
Có một số lưu ý quan trọng mà người khám phải chú ý khi nội soi dạ dày, đại tràng
2.4. Lưu ý trước khi siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng cần nhịn ăn trước từ 6 đến 8 giờ. Trước khi siêu âm từ 30 đến 60 phút, nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để làm căng bàng quang giúp cho các bác sĩ có thể dễ dàng quan sát hình ảnh trong ổ bụng, chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác.
Nhìn chung, tất cả các danh mục trong khám sức khỏe tổng quát đều yêu cầu người khám cần kiêng ăn uống trước khi thực hiện khám. Vì vậy, để đảm bảo kết quả khám bệnh chính xác, người khám nên kiêng ăn uống trước khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Trên đây cũng là tất cả câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khi khám?
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.