Tại sao không thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cho nam giới?

Theo thống kê, nam giới chiếm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cao hơn so với nữ giới rất nhiều. Đó cũng là lý do mà nam giới không thể bỏ qua việc tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu được tầm quan trọng của tầm soát ung thư cho nam giới nhé.

Bạn đang đọc: Tại sao không thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cho nam giới?

1. Tình trạng mắc bệnh ung thư ở nam giới

Theo kết quả các cuộc điều tra mới nhất của tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 99 trên tổng số 185 quốc gia có tỷ lệ người mắc ung thư, xếp thứ 19 tại khu vực Châu Á và xếp thứ 5 tại khu vực ASEAN. Chỉ trong năm 2018, tỷ lệ người mắc ung thư là 165.000 người trên tổng số 96,6 triệu dân, đặc biệt số trường hợp tử vong chiếm 70% tương đương với 115.000 ca.

Điều đáng nói, ở nước ta, tình trạng mắc ung thư ở nam giới có tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. Đối với nam giới, cứ khoảng 100.000 dân thì có khoảng 17 người mắc bệnh, còn đối với nữ giới thì cứ 100.000 người sẽ có khoảng 13 người mắc bệnh. Thực trạng này chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho “cánh mày râu” không nên chủ quan với sức khỏe của mình.

Tại sao không thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cho nam giới?

Ở nước ta, tình trạng mắc ung thư ở nam giới có tỷ lệ cao hơn so với nữ giới

2. Điểm danh một số bệnh ung thư phổ biến với nam giới

2.1. Ung thư phổi

Đây là căn bệnh ung thư thường gặp nhiều nhất ở nam giới, chiếm 21,5% trong nhóm bệnh ung thư. Ung thư phổi là bệnh vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao. Nguyên nhân lớn khiến cho nam giới mắc căn bệnh này chính là do hút thuốc lá. Thuốc lá được xem như một liều thuốc độc khiến chúng ta chết từ từ vì nó. Vì vậy để tránh mắc bệnh ung thư phổi, hãy tránh xa thuốc lá và từ bỏ việc hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

2.2. Ung thư gan

Đây cũng là một bệnh ung thư khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 18,4% trong các nhóm bệnh ung thư. Nhóm đối tượng mắc căn bệnh này chủ yếu là những người bị nghiện uống rượu, bia. Theo thống kê, có 20 người nhập viện thì có 1 người nhập viện bị ung thư gan do uống rượu bia nhiều. Thông thường những trường hợp mắc bệnh này nhập viện đều là những người trên độ tuổi khoảng 40 và bệnh đã di căn sang giai đoạn cuối. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và gây nguy cơ tử vong cao.

2.3. Ung thư dạ dày

Đây cũng là một trong những bệnh phổ biến, đặc biệt các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày ở đàn ông cao hơn ở phụ nữ. Nguyên nhân là bởi chế độ ăn uống không hợp lý, các thói quen xấu như: uống rượu bia, hút thuốc lá, làm việc quá sức, bị căng thẳng stress,…

2.4. Ung thư đại tràng

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường ít có những biểu hiện triệu chứng rõ ràng, thường gặp ở nhóm tuổi ngoài 50 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như: ăn nhiều chất béo, chất đạm, lười vận động thể dục thể thao,…

2.5. Ung thư vòm họng

Đây cũng là một nhóm bệnh thường gặp nhất với nam giới. Nguyên nhân gây bệnh do chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…

Ngoài ra còn một số bệnh ung thư thường gặp ở nam giới có thể kể đến là: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật, ung thư tinh hoàn,…

Tìm hiểu thêm: Ngứa vùng kín khi mang thai – Mẹ bầu chớ coi thường

Tại sao không thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cho nam giới?

Nam giới hãy cảnh giác với các căn bệnh ung thư thường gặp

3. Vai trò của việc tầm soát ung thư cho nam giới

Tại Việt Nam, tầm soát ung thư không còn là khái niệm mới mẻ. Tuy nhiên, với mức độ đe dọa nguy hiểm của bệnh ung thư, ngày càng nhiều người có nhu cầu tìm hiểu về việc tầm soát ung thư để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

3.1. Tầm soát ung thư cho nam giúp loại bỏ lo lắng nếu gia đình có người mắc ung thư

Nếu gia đình bạn có người mắc ung thư, chắc chắn bạn sẽ luôn ở trong trạng thái băn khoăn và lo âu không biết liệu mình có bị mắc ung thư hay không. Có không ít gia đình liên tiếp nhận được tin các thành viên trong gia đình bị mắc phải căn bệnh ung thư. Quả thực, nỗi lo lắng này là có căn cứ bởi không ít loại ung thư (trong đó có các loại ung thư nam giới hay mắc) có tính di truyền. Bởi vậy, khi thực hiện tầm soát ung thư bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe, xem rằng liệu mình có dấu hiệu ung thư hay không để giảm bớt nỗi lo lắng.

3.2. Tầm soát ung thư giúp nam giới phát hiện sớm nguy cơ để ngăn ngừa phát triển thành bệnh

Đa phần các ca tử vong vì ung thư tại Việt Nam hiện nay đều do phát hiện bệnh khi đã quá muộn. Nhiều trường hợp khi phát hiện ra thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Bởi vậy, việc điều trị trở nên cực kỳ khó khăn và nan giải. Ung thư (trong đó có các loại ung thư nam giới hay mắc phải) thường không có biểu hiện rõ ràng và cụ thể, chúng từ từ phát triển bên trong cơ thể của chúng ta. Vì vậy, khi thực hiện tầm soát, nam giới sẽ có thể phát hiện được gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư, hoặc ung thư ở giai đoạn sớm. Nếu phát hiện ra các tế bào có biểu hiện bất thường, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn các giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng và phát triển thành bệnh.

3.3. Tầm soát ung thư cho nam giúp phát hiện bệnh sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi, tăng thời gian sống

Theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện kịp thời ung thư ở giai đoạn đầu và có phác đồ điều trị chính xác thì khả năng chữa trị hiệu quả là khoảng 90%. Khi tầm soát ung thư, các tổ chức ung thư còn nhỏ và chưa có sự di căn hay xâm lấn ra xung quanh thì việc loại bỏ tổ chức ung thư dễ hơn rất nhiều so với khi bệnh ở giai đoạn muộn. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cả nam giới và nữ giới. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tăng tỷ lệ điều trị hiệu quả lên gấp nhiều lần, tiết kiệm chi phí và thời gian chữa bệnh. Cơ hội điều trị thành công tăng lên đồng nghĩa với việc chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ hơn, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bị tàn phá sức khỏe bởi ung thư.

Tại sao không thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cho nam giới?

>>>>>Xem thêm: Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?

Hãy tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *