Khớp gối kêu lạo xạo là hiện tượng khá phổ biến tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này không giống nhau. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm, cần được thăm khám sớm để tìm ra lý do “tại sao khớp gối kêu” và được điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Tại sao khớp gối kêu lạo xạo và cách cải thiện tình trạng
1. Tìm hiểu về cấu tạo khớp gối
Khớp đầu gối nối xương đùi với xương cẳng chân, cấu tạo gồm xương bánh chè và xương nhỏ hơn chạy dọc theo xương chày. Nó di chuyển được là do có gân nối xương đầu gối với cơ chân. Đầu gối giữ được thăng bằng lại nhờ có dây chằng nối với xương đầu gối. Xung quanh đầu gối có bao hoạt dịch, đóng vai trò giống như lớp đệm giữa xương và các bộ phận quanh đó, mục đích giúp đầu gối cử động uyển chuyển.
2. Giải đáp: Tại sao khớp gối kêu lạo xạo?
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khớp gối kêu mà người bệnh cần biết để có phương án điều trị phù hợp.
2.1. Tại sao khớp gối kêu? – Nguyên nhân do bong bóng khí
Trong trường hợp đầu tiên này, âm thanh phát ra do không khí thấm vào lớp chất lỏng hoạt dịch và tạo thành bong bóng khí. Khi đầu gối uốn cong hoặc duỗi ra, bong bóng có thể vỡ ra và tạo nên âm thanh lạo xạo. Tình trạng này phổ biến ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên không gây đau và được xem là vô hại nên không cần lo lắng.
2.2. Tại sao khớp gối kêu? – Loãng xương là nguyên nhân
Khớp gối kêu khi co duỗi cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương. Đây là bệnh xương khớp phổ biến, tỷ lệ phụ nữ mắc cao đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Nguy hiểm nhất là bệnh diễn biến thầm lặng, triệu chứng mờ nhạt và chỉ phát hiện sau khi va chạm, ngã dẫn đến gãy xương.
Khớp gối kêu lạo xạo cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương
2.3. Gai khớp gối
Khi các gai xương hình thành sẽ chèn ép dây thần kinh và các mô mềm. Tình trạng này gây ra cơn đau ngay cả khi không vận động. Lúc đó, sụn khớp đã bị bào mòn và chất hoạt dịch suy giảm đáng kể. Khi di chuyển, các gai xương cọ xát vào nhau có thể gây ra tiếng lục cục.
2.4. Hội chứng đau xương bánh chè
Nếu xuất hiện cơn đau âm ỉ quanh khu vực xương bánh chè khi tập thể dục thì có thể bạn đang gặp hội chứng đau xương bánh chè. Một số triệu chứng đi kèm cần lưu ý bao gồm:
– Đau khi ngồi ở tư thế gối gập
– Xuất hiện tiếng cọ xát, lục cục khi co duỗi đầu gối
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương bánh chè có thể là:
– Do chạy, vận động, tập luyện quá sức
– Cấu trúc đầu gối khiếm khuyết từ lúc sinh ra
– Giày chạy không phù hợp, không hỗ trợ tốt
– Tư thế đặt bàn chân khi chạy sai
Tình trạng này có thể được cải thiện, điều trị bằng các cách sau:
– Nghỉ ngơi
– Chườm đá
– Sử dụng thuốc chống viêm
– Vật lý trị liệu
2.5. Thoái hoá khớp gối
Tiếng lạo xạo ở đầu gối cũng có thể là dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp gối. Tình trạng này xuất hiện cùng quá trình lão hóa, khi sụn đầu gối bị bào mòn theo thời gian nên gây đau, cứng khớp và hạn chế phạm vị chuyển động của khớp gối.
Nếu tiếng lạo xạo do thoái hóa khớp gối, sẽ có xu hướng mạn tính, dai dẳng và tái đi tái lại do sụn trong đầu gối bị mềm và vỡ dần. Tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn và chỉ được điều trị cải thiện triệu chứng bằng các cách sau:
– Tập thể dục
– Giảm cân
– Chườm nóng, chườm lạnh
– Điều trị nội khoa (bằng thuốc) theo phác đồ của bác sĩ
Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng có hại không? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tẩy trắng răng?
Khớp gối kêu lạo xạo là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp cần điều trị sớm
2.6. Viêm gân bánh chè
Những tiếng động trong đầu gối xuất hiện nếu các gân đầu gối có vấn đề. Dải chậu chày là một gân chạy dọc từ hông đến dưới đầu gối. Bộ phần này mắc kẹt ở đầu xương đùi khi gập đầu gối nếu bị sưng hoặc tổn thương, từ đó dẫn đến các tiếng lạo xạo, lục cục xuất hiện.
Không giống như những nguyên nhân khác, tiếng lạo xạo xuất hiện do các vấn đề nằm sâu trong khớp. Kiểu kêu do viêm gân bánh chè có thể cảm nhận ngay dưới da, người bệnh thấy rõ gân bị sưng hoặc lệch khi đầu gối di chuyển.
3. Khớp gối kêu có phải tình trạng nguy hiểm không?
Không phải mọi trường hợp khớp gối kêu đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Nhiều trường hợp chỉ đơn thuần là âm thanh khi hai đầu khớp xương ở đầu gối chà xát vào nhau khi di chuyển, vận động.
Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta chủ quan, lơ là triệu chứng. Như đã đề cập ở trên, khớp gối kêu lạo xạo là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm. Đó có thể cảnh báo tổn thương xảy ra ở phần sụn bọc bên trên xương chày hoặc dưới xương đùi. Một số trường hợp chủ quan không thăm khám và điều trị sớm có thể đối mặt với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là phải chịu tàn tật suốt đời.
Lưu ý rằng, nếu khớp gối kêu lạo xạo kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ xương khớp để được xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp:
– Khớp gối sưng đỏ, nóng, châm chích, khả năng vận động suy giảm.
– Vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc sau khi tập luyện xuất hiện tình trạng cứng khớp.
– Cảm thấy đau ở khớp gối khi vận động liên tục, nếu nghỉ ngơi tình trạng đau cải thiện.
4. Phương pháp cải thiện tình trạng khớp gối kêu
Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân gây ra âm thanh lạo xạo ở khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Một số cách cải thiện tình trạng này là:
– Thực hiện bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt
Day khớp
Xoa bóp
Nâng cao chân
Đi bộ
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp
Các loại thuốc điều trị bệnh xương khớp gây ra âm thanh lạo xạo sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng từng người. Nếu viêm đau khớp sẽ dùng thuốc giảm đau kết hợp chống viêm. Bên cạnh đó người bệnh có thể bổ sung thuốc bổ trợ xương khớp nếu cần.
– Tiêm cortisone
Tiêm cortisone vào khớp gối có công dụng giảm đau nhanh chóng, phục hồi chức năng khớp gối ở trường hợp bị viêm khớp nặng.
– Tiêm dịch chất nhờn
Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến để cải thiện tình trạng khớp gối kêu lạo xạo.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?
Tiêm chất dịch nhờn được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh xương khớp và ngày càng được ưa chuộng
Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc truyền miệng, không thực hiện các mẹo dân gian tại nhà. Cần thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để tìm đúng nguyên nhân “tại sao khớp gối kêu” và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.