Nhiều người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau khiến họ cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau này là gì? Mời mọi người cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có thể xử lý ngay ngăn ngừa biến chứng.
Bạn đang đọc: Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?
1. Nguyên nhân do đâu mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?
Thông thường, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích giảm áp lực lên các đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời giải phóng các dây thần kinh cột sống bị đĩa đệm chèn ép. Từ đó khắc phục hiệu quả triệu chứng và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
Trong một số trường hợp, sau khi đã mổ thoát vị đĩa đệm xong người bệnh vẫn bị đau do nhiều nguyên nhân như:
1.1. Tổn thương sau phẫu thuật chưa hồi phục hoàn toàn
Sau phẫu thuật, các tổn thương cần thời gian để có thể hồi phục trở lại, bao gồm cả các tổn thương mô mềm ở vết mổ. Cơn đau xuất hiện sau khi mổ thoát vị đĩa đệm khoảng 2 – 3 tuần là hoàn toàn bình thường.
Thực tế, tổn thương sau mổ phải cần đến 1 – 2 tháng có thể kéo dài đến 4-6 tháng để bớt sưng nề và phục hồi dần. Cơn đau xuất hiện sau mổ trong trường hợp này có thể là do các tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn.
Trong một số trường hợp, sau khi đã mổ thoát vị đĩa đệm xong người bệnh vẫn bị đau do nhiều nguyên nhân như: tổn thương chưa hồi phục, thất bại sau mổ, tái phát,…
1.2. Thất bại sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Ước tính khoảng 4 – 10% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gặp phải hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm này.
Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như đĩa đệm còn sót lại sau phẫu thuật, mô xơ sẹo sau mổ, mất vững cột sống, thần kinh tổn thương… Bên cạnh việc gây đau nhức thì người bệnh có thể gặp phải các bệnh lý toàn thân đi kèm như bệnh lý thần kinh ngoại biên, tiểu đường, bệnh tự miễn…
1.3. Tái phát sau mổ
Trên thực tế cho thấy, có khoảng 5 – 15% người bệnh bị tái phát sau khoảng 6 tháng kể từ khi mổ thoát vị đĩa đệm. Mức độ tái phát phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của lần mổ trước cùng với chế độ chăm sóc tại nhà. Cơn đau bùng phát sau khi mổ thoát vị đĩa đệm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tái phát.
1.4. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì sự tái phát đau sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể liên quan đến một số yếu tố khác như:
– Vận động sai tư thế:
Thường xuyên làm việc và sinh hoạt không đúng tư thế là điều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là ở những người sau mổ thoát vị đĩa đệm, nếu không thực hành các tư thế đúng sẽ gây cản trở cho quá trình hồi phục. Không những làm phát sinh cơn đau mà còn tăng nguy cơ tái phát bệnh sau phẫu thuật.
– Mang vác nặng:
Mang vác nặng là điều nghiêm cấm đối với những người từng trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ngay cả khi các tổn thương đã được hồi phục hoàn toàn thì cũng không nên mang vác nặng. Bởi lúc này, chức năng của cột sống không khỏe mạnh bình thường như trước đó. Nếu phải chịu tác động vật lý và cơ học mạnh thì việc tái phát cơn đau là rất khó tránh khỏi.
– Tuổi tác:
Tuổi tác cũng là một rào cản lớn khiến các cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khó mang lại hiệu quả. Tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề rủi ro trong và và sau cuộc phẫu thuật càng nhiều. Người lớn tuổi bị đau sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là tình trạng khá thường gặp. Nguyên nhân là do phẫu thuật thất bại hoặc bệnh tái phát trở lại.
2. Người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có nguy hiểm không?
Người bệnh cần đặc biệt chú ý nếu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm vẫn bị đau. Trong một số trường hợp, cơn đau hoàn toàn bình thường và không cần can thiệp điều trị y tế. Đặc biệt là ở giai đoạn tổn thương chưa được hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị y tế sớm nhằm tránh các hệ quả nguy hiểm. Đặc biệt là khi cơn đau báo hiệu thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm hay cảnh báo bệnh tái phát. Lúc này, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những món mà người bị viêm khớp nên ăn để giảm đau
Trong nhiều trường hợp, cơn đau là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị y tế sớm nhằm tránh các hệ quả nguy hiểm.
3. Cách xử lý khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Tình trạng đau nhức xuất hiện sau mổ thoát vị đĩa đệm dù là nhẹ hay nặng thì người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan.
3.1. Theo dõi triệu chứng
Trước hết, người bệnh cần theo dõi thêm để biết được nguyên nhân và thăm khám sớm khi cần thiết.
Nếu cơn đau xuất hiện sau khi mổ khoảng vài ba tuần thì có thể do tổn thương chưa lành. Lúc này nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh tối đa các tác động cơ học lên vùng cột sống. Đồng thời cẩn thận trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chú ý duy trì các tư thế đúng để hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
3. 2. Thăm khám bác sĩ
Đối với một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng thì lúc này người bệnh cần đặc biệt chú ý và chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, hỏi thăm về triệu chứng. Tình trạng cơn đau xuất hiện từ lúc nào, âm ỉ hay dữ dội? Ngoài đau nhức thì có gặp phải các biểu hiện khác không? Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây đau. Từ đó đưa ra cách xử lý và khắc phục phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Những việc nên hạn chế để bảo vệ cho xương chắc khỏe
Đối với một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng thì lúc này người bệnh cần đặc biệt chú ý và chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã biết những nguyên nhân khiến cho việc mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau rồi đúng không? Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mọi người có thêm thật nhiều kiến thức để biết cách xử lý kịp thời khi gặp tình trạng này nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.