Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

Với những người lần đầu tầm soát ung thư gan thì không khỏi thắc mắc “tại sao phải chụp cộng hưởng từ?”. Kỹ thuật này có hiệu quả như thế nào và có thể sàng lọc các khối rất nhỏ được không? Để biết chi tiết thêm, hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

1. Ung thư gan khó phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ có mục đích là theo dõi, đánh giá sức khỏe toàn diện và phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh và đưa ra phác đồ điều trị nếu có.

Tuy nhiên, nếu chỉ khám sức khỏe không thôi thì rất khó để biết được bạn có mắc ung thư gan hay không. Bởi danh mục xét nghiệm, siêu âm trong khám sức khỏe định kỳ được chỉ định nhằm phát hiện các chỉ số bất thường tổng quát. Chứ không có ý nghĩa đi sâu về sàng lọc ung thư gan.

Đặc biệt với trường hợp bệnh lý xơ gan, nhu mô gan nhiều xơ và nhiều các nốt gan tân tạo làm cho khối u khó quan sát được. Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm cũng không cao. Do đó, việc thực hiện siêu âm lúc này không có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng.

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn gói tầm soát ung thư gan định kỳ để được thực hiện các danh mục sàng lọc chuyên sâu. Tầm soát ung thư gan mỗi năm 1 lần sẽ giúp:

– Phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư, các khối u bất thường, thậm chí các khối u còn rất nhỏ.

– Can thiệp kịp thời, tăng tỷ lệ thành công điều trị tới 99%

– Hồi phục sức khỏe trong thời gian ngắn và không để lại di chứng.

– Ngăn chặn khối u tăng sinh sang các cơ quan khác.

– Tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc điều trị.

Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

Lựa chọn gói tầm soát ung thư gan giúp phòng ngừa nhiều rủi ro bệnh tật

2. Tầm soát ung thư gan bằng gì?

Tầm soát ung thư gan được thực hiện lần lượt:

– Khám lâm sàng

– Xét nghiệm máu

– Chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ.

Trong đó, phương pháp chụp cộng hưởng từ đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư. Trước khi giải đáp thắc mắc “tại sao phải chụp cộng hưởng từ khi tầm soát ung thư gan?” thì hãy tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu được áp dụng trong sàng lọc ung thư gan hiện nay.

2.1. Khám lâm sàng

Ở bước này, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử triệu chứng của người bệnh. Bạn hãy cung cấp đầy đủ các dấu hiệu đang gặp phải, miêu tả kỹ từng dấu hiệu để bác sĩ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách: kiểm tra vàng da, kiểm tra mắt và kiểm tra vùng bụng.

Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư gan

2.2. Xét nghiệm chỉ điểm khối u

Xét nghiệm chỉ số chỉ điểm ung thư là phương pháp quan trọng trong tầm soát bệnh. Đối với ung thư gan, chỉ số xét nghiệm chỉ điểm khối u là định lượng AFP. Nồng độ AFP cao dễ được tìm thấy trong huyết thanh của những đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến gan.

Mức độ nguy hiểm của bệnh dựa vào kết quả nồng độ AFP:

+ AFP

+ AFP > 20ng/mL: Chỉ số nồng độ ở người có nguy cơ cao mắc ung thư gan.

Tuy nhiên chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm là chưa đủ kết luận. Bác sĩ sẽ cần kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

2.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Có 3 phương pháp trong sàng lọc ung thư gan là:

– Siêu âm.Với mục đích phát hiện những vùng bị tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương. Ưu điểm là thực hiện đơn giản – nhanh chóng, có thể chẩn đoán khối u >1cm. Siêu âm còn giúp phát hiện bệnh lý xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT). Với hình ảnh thu được sẽ là lớp cắt nằm ngang của gan, giúp bác sĩ xác định cụ thể hơn về tổn thương tại đây.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại được áp dụng trong sàng lọc ung thư gan.

Tìm hiểu thêm: Trường hợp nào cần thực hiện siêu âm tim cơ bản?

Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

Chụp cộng hưởng từ để xác định cụ thể các tổn thương ở gan

3. Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong sàng lọc ung thư gan

Trong tầm soát ung thư gan, tại sao phải chụp cộng hưởng từ?

Cộng hưởng từ là phương pháp sàng lọc chuyên sâu tốt nhất để chẩn đoán các khối u ở gan. So với phương pháp siêu âm và chụp cắt lớp vi tính (CT) thì phương pháp này tốt hơn nhiều. Hơn nữa, chụp cộng hưởng từ có tính an toàn và không nhiễm xạ.

Đôi khi siêu âm có thể không phát hiện những tổn thương nhỏ. Do đó, chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ không bỏ sót bất kỳ tổn thương hay khối u bất thường nào trong gan.

Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan

>>>>>Xem thêm: Lợi ích chụp cộng hưởng từ MRI bạn nên biết!

Để có kết quả chụp cộng hưởng từ chính xác, bạn cần chọn địa chỉ thăm khám uy tín và được đánh giá cao. Nếu còn đang lăn tăn, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ có thể tham khảo. Bạn sẽ có cơ hội sàng lọc ung thư gan trọn gói gồm đầy đủ mục khám. Bên cạnh đó trực tiếp thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và trải nghiệm loạt hệ thống máy móc công nghệ cao.

Trên đây là thông tin giải đáp về việc “Tại sao phải chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư gan?”. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết thêm về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *