Rối loạn kinh nguyệt sau IVF là một tình trạng thường xảy ra sau khi phụ nữ trải qua quá trình thực hiện thủ thuật chọc hút trứng. Vậy lý do tại sao phụ nữ lại bị rối loạn kinh nguyệt, cần làm gì để cải thiện tình trạng này, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Tại sao phụ nữ lại bị rối loạn kinh nguyệt sau IVF?
1. Phương pháp IVF và tình trạng rối loạn kinh nguyệt
1.1. Định nghĩa phương pháp IVF là như thế nào?
Phương pháp IVF, hay còn được gọi là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một kỹ thuật hiện đại giúp phụ nữ có thể mang thai bằng việc tác động cho trứng và tinh trùng kết hợp được với nhau.
Khi sử dụng phương pháp IVF, tinh trùng và trứng sẽ được nuôi cấy nhân tạo trong khu vực riêng biệt. Sau khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, hiện tượng thụ tinh sẽ diễn ra. Theo thời gian, phôi thai được hình thành. Phôi thai này sau đó sẽ được ủ và nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt ở bên ngoài. Thời gian này sẽ mất khoảng 2 đến 5 ngày. Sau khi phôi thai đã đạt yêu cầu và ổn định thì phôi thai sẽ được đưa vào trong khu vực tử cung của người phụ nữ. Phôi thai lúc này sẽ có thời gian làm tổ, phát triển và lớn lên trong tử cung của mẹ như thai bình thường.
Phương pháp IVF giúp phụ nữ có thể mang thai bằng việc tác động cho trứng và tinh trùng kết hợp được với nhau.
Phương pháp IVF hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Đây là một phương pháp hiện đại, cứu cánh cho những trường hợp hiếm muộn, hoặc muốn mang thai theo ý muốn.
1.2. Lý do dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau IVF?
Thông thường, để chuẩn bị cho quy trình thụ tinh trong ống nghiệm được diễn ra trơn tru, thì bác sĩ sẽ thường chỉ định cho phụ nữ cần phải tiêm một số loại hormone giúp kích thích sự tăng trưởng của buồng trứng. Các loại hormone này sẽ được tiêm vào thời gian tốt nhất là khoảng nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như đối với chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ, mỗi chu kỳ chỉ rụng 1 quả trứng. Tuy nhiên, khi sử dụng tiêm hormone, có thể có nhiều các nang noãn sẽ phát triển cùng một lúc.
Khi các nang này lớn lên và đạt đến kích thước theo yêu cầu, các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc kích thích quá trình rụng trứng diễn ra. Sau đó sẽ tới quy trình chọc hút lấy trứng. Quá trình này thường được thực hiện sau khoảng 36 giờ kể từ lúc tiêm kích thích rụng trứng, và trong điều kiện phụ nữ được gây mê. Lúc này, bác sĩ sẽ lựa chọn được những trứng đạt yêu cầu nhất định và lấy chúng ra bên ngoài.
Lý do mà phụ nữ khi sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay bị rối loạn kinh nguyệt đó là do tác dụng phụ của các loại thuốc hormone được tiêm vào cơ thể. Những loại thuốc này bên cạnh việc kích thích trứng phát triển còn có thể làm mất cân bằng nội tiết tố phụ nữ, từ đó dẫn tới việc phụ nữ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng rối loạn trong trường hợp này là bình thường. Chúng sẽ nhanh chóng qua đi và ổn định lại khi các loại thuốc hết tác dụng đối với cơ thể.
Do đó, chị em không nên quá lo lắng nếu như sau khi sử dụng phương pháp IVF mà bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu như đã qua khá lâu thời gian sử dụng các loại thuốc mà tình trạng kinh nguyệt vẫn chưa ổn định và bình thường trở lại, thì chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ. Bởi rất có thể đó là những triệu chứng của một số bệnh phụ khoa như: u nang tử cung, u xơ tử cung,…
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư vú di căn
Lý do phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt đó là do tác dụng phụ của các loại thuốc hormone được tiêm vào cơ thể
1.3. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi IVF bao lâu thì hết?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi thực hiện IVF của phụ nữ sẽ kết thúc phụ thuộc vào kết quả của quá trình thụ tinh ống nghiệm có thành công hay không.
Nếu quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thành công, đồng nghĩa với việc phôi thai đã thành công làm tổ trong khu vực tử cung của người mẹ. Điều này cũng chứng tỏ việc mẹ đã bắt đầu quá trình mang thai. Kinh nguyệt sẽ không xảy ra trong suốt quá trình mang thai này.
Nếu quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không thành công, đồng nghĩa với việc phôi thai không làm tổ được trong khu vực tử cung của người mẹ. Mẹ không mang thai, do đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ vẫn xảy ra như bình thường. Tuy nhiên, thời gian chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau quá trình IVF cũng sẽ dao động tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt trở lại ngay sau 5 đến 7 ngày rụng trứng. Tuy nhiên, có những trường hợp phụ nữ phải đợi tới 14 ngày sau khi quá trình chọc hút trứng kết thúc thì mới có kinh nguyệt trở lại.
Chị em phụ nữ cũng nên lưu ý về một số tác dụng, triệu chứng phụ xảy ra sau khi tiến hành phương pháp IVF. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thể sẽ vẫn bị ảnh hưởng và gây rối loạn: lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn, ít hơn, kinh nguyệt đi kèm với các biểu hiện đau bụng, tức ngực nhiều hơn so với những chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
2. Một số lưu ý để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau IVF
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bọc răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc thì tốt
Chủ động đi kiểm tra sức khỏe, thăm khám bác sĩ nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt không cải thiện
Để chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, cũng như cải thiện tình trạng phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra, chị em nên lưu ý và áp dụng một số điều sau:
– Chị em nên chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sau khi làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Điều này cũng giúp nội tiết tố nhanh chóng cân bằng và ổn định trở lại, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng nhanh cải thiện.
– Chú ý chăm sóc, vệ sinh cẩn thận khu vực vùng kín để tránh khả năng lây nhiễm các loại vi khuẩn.
– Tăng cường bổ sung đa dạng các nhóm chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng.
– Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
– Chủ động đi kiểm tra sức khỏe, thăm khám bác sĩ nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt không cải thiện.
Nếu các bạn đang có nhu cầu đặt lịch thăm khám với bác sĩ hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.