Tại sao răng mọc lệch và cách khắc phục

Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc lên không thẳng hàng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như là trở ngại cho nhiều chức năng răng miệng khác. Vậy tại sao răng mọc lệch và đâu là cách để khắc phục, hãy cùng giải đáp qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tại sao răng mọc lệch và cách khắc phục

1. Thế nào là tình trạng răng bị mọc lệch?

Tại sao răng mọc lệch và cách khắc phục

Răng mọc lệch hay còn được gọi theo ngôn ngữ chuyên ngành là sai khớp cắn

Răng mọc lệch hay còn được gọi là sai khớp cắn. Đây là hiện tượng răng không ở trong vị trí mọc thẳng hàng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kích thước răng, tác động của các yếu tố bên ngoài, tình trạng bệnh lý, … Hiện tượng răng mọc lệch có thể khiến nụ cười mất đi vẻ đẹp tự nhiên và nhiều vấn đề khác.

2. Nguyên nhân tại sao răng mọc lệch

Sau đây là những câu trả lời cho nguyên nhân tại sao răng mọc lệch:

2.1 Răng quá lớn hay quá nhỏ so với vị trí trên cung hàm

Răng vĩnh viễn sẽ là những chiếc răng sẽ thế vào vị trí của răng sữa. Tuy nhiên, kích thước của chúng có thể không tương đồng với răng sữa trước đó. Răng có thể quá to hay quá nhỏ so với khung xương hàm. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng răng bị mọc lệch.

Nếu như khung xương hàm của ta nhỏ mà răng lại lớn thì toàn bộ răng mọc lên sẽ không được cung cấp đủ về diện tích trên cung hàm. Khi đó, răng bắt buộc phải xoay, thay đổi vị trí sao cho phù hợp.

2.2 Những thói quen xấu

Bên cạnh trường hợp bị lệch về kích thước răng, những thói quen xấu hình thành từ nhỏ cũng có thể gây tình trạng trẻ em bị răng mọc lệch. Điều này là bởi trẻ đang ở độ tuổi nhỏ, kết cấu khung hàm vẫn chưa hoàn thiện. Đồng thời răng của trẻ ở độ tuổi này cũng đang trong quá trình hình thành. Do đó, nếu trẻ có những thói quen xấu sẽ dẫn tới răng bị mọc lệch. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực tới sự phát triển của hàm cũng sẽ xuất hiện.

Hiện tại, đây là tình trạng khá phổ biến. Nếu trẻ không được điều trị phù hợp, kịp thời thì khi trưởng thành, hàm răng trẻ sẽ ảnh hưởng tính thẩm mỹ nghiêm trọng. Trẻ sẽ trở nên tự ti khi giao tiếp, không cười nói nhiều.

2.3 Thở bằng miệng

Trẻ thở bằng miệng có thể do đường mũi đang gặp cản trở. Điều này có thể do trẻ đang mắc một số bệnh lý có liên quan.

Khi trẻ thở bằng miệng có thể dẫn tới xu hướng phát triển bị tiến lên phía trước. Từ đó, trẻ có nguy cơ cao bị hô hàm, cung hàm nhọn hơn, vẩu, khớp cắn hở hoặc sâu, không thể cắn khít.

2.4 Nghiến răng

Nghiến răng cũng là thói quen có hại cho trẻ. Thói quen này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho răng nếu không thay đổi sau thời gian dài.

Trên thực tế có rất nhiều trẻ có thói quen nghiến răng hay thực hiện siết chặt răng với lực mạnh. Lực này thậm chí có thể làm vỡ men bờ cắn của răng sữa. Từ đó, răng sẽ bị mòn và thậm chí là mắc bệnh sâu răng.

2.5 Do chấn thương

Tình trạng răng bị lệch có thể do trẻ bị gặp phải chấn thương. Chấn thương này có thể xuất phát từ quá trình sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, tai nạn, …

2.6 Mút ngón tay

Thói quen mút ngón tay là điều rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải. Theo nhiều khảo sát cho thấy có tới 50% trẻ ở độ tuổi từ 1 trở lên có thói quen này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng trẻ bị hô hàm hay răng mọc lệch.

3. Những ảnh hưởng xấu của tình trạng răng mọc lệch

Răng bị mọc lệch có thể dẫn tới những ảnh hưởng lớn cho chức năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ hàm răng. Ngoài ra, sức khỏe răng miệng cùng toàn cơ thể cũng sẽ phải chịu những tác động tiêu cực.

3.1 Giảm chức năng thẩm mỹ

Việc hàm răng mọc không đều, mọc lệch có thể khiến giảm đi sự cân đối và duyên dáng của gương mặt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thậm chí còn không thể khép miệng lại như bình thường. Từ điều này, người bệnh có thể bị mất tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Chất lượng cuộc sống cũng từ đó bị suy giảm.

3.2 Giảm chức năng ăn nhai

Khi những chiếc răng bị mọc lệch sẽ khiến chúng không còn có thể phối hợp nhịp nhàng. Người bệnh khi ấy sẽ gặp phải những khó khăn, thiếu thuận tiện khi nhai hay cắn thức ăn.

3.3 Tăng nguy cơ mắc những bệnh lý răng miệng

Răng mọc lệch cũng là điều kiện thuận lợi để các mảng bám gia tăng, vụn thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, khó có thể làm sạch. Từ đó, những người mọc răng lệch sẽ nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan tới răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, …

4. Phương pháp để khắc phục tình trạng răng bị mọc lệch

4.1 Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về vôi hóa tuyến nước bọt

Tại sao răng mọc lệch và cách khắc phục

Bọc răng sứ giúp khắc phục các trường hợp răng mọc lệch nhẹ

Một trong những phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng mọc răng lệch chính là bọc răng sứ. Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cần mài bớt cùi răng thật để điều chỉnh tỉ lệ phù hợp. Sau đó, mão sứ sẽ được bác sĩ gắn cố định lên trên.

Bên cạnh khắc phục tình trạng răng mọc lệch, bọc răng sứ còn có thể cải thiện nhiều khuyết điểm khác của răng mà vẫn đảm bảo:

–  Thời gian tiến hành nhanh, chỉ tốn khoảng 2-4 ngày hoàn thiện.

– Vật liệu sứ chế tác răng an toàn cho người sử dụng.

– Giá trị thẩm mỹ cao, có thể lựa chọn màu sắc phù hợp.

– Độ cứng răng tốt, vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai gần tương tự răng tự nhiên.

– Tuổi thọ răng sứ lâu dài.

Tuy nhiên, phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp răng mọc lệch nhẹ.

4.2 Niềng răng

Tại sao răng mọc lệch và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về siêu âm thai 20 tuần 

Niềng răng khắc phục răng mọc lệch với hiệu quả lâu dài, ổn định

Niềng răng cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục răng mọc lệch. Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng, … để điều chỉnh những răng mọc bị lệch về đúng với vị trí như mong muốn. Hiệu quả điều trị mà phương pháp này đem lại khá cao. Do đó, niềng răng có thể áp dụng với hầu hết các trường hợp răng mọc lệch. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có điểm nổi bật:

– Vật liệu cùng khí cụ sử dụng an toàn với cơ thể.

– Hiệu quả đặt được lâu dài và tương đối ổn định.

– Quá trình thực hiện gần như không gây xâm lấn tới cấu trúc răng thật, không cần mài bớt răng thật.

Tuy nhiên, thời gian thực hiện niềng răng khá lâu. Trung bình, người bệnh sẽ cần 18-30 tháng để thực hiện tùy theo cơ địa.

Như vậy, bài viết trên đã giúp ta lý giải tại sao răng mọc lệch cùng những phương pháp để khắc phục tình trạng này. Tốt nhất, khi bị răng mọc lệch, ta nên tới kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa sớm. Từ đó, bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng, chỉ định điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *